Sách giáo khoa lớp 1 dạy gì cho trẻ?
Đời sống - 16/10/2020 06:10 Minh Hoàng
“Cơn bão” từ sách Cánh Diều Biên soạn sách giáo khoa nên như thế nào? Dạy học trò bằng ngụ ngôn “Hai con ngựa” gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 1 |
Bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã được phê duyệt, được nhiều trường lựa chọn đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, nó tồn tại nhiều sai sót không đáng có. Ảnh nld.com.vn |
"Cơn bão" bàn tán, chỉ trích sách giáo khoa Cánh Diều lớp 1 vẫn chưa qua. Trên mạng xã hội công nhân, rất nhiều người chụp lại và chỉ ra những “hạt sạn” có khá nhiều trong cuốn sách.
Phàm có con em vào lớp 1 đều lo lắng theo dõi cuộc tranh luận, bởi không ai muốn con em mình bị làm “chuột bạch”. Người quan tâm tới nền giáo dục và sự trưởng thành lành mạnh của con trẻ cũng không thể ngồi yên. Bên cạnh đó, ý kiến ủng hộ cũng có, dù không nhiều.
Tôi ở Thái Nguyên. Những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Thái Nguyên là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Học sinh chúng tôi học sách giáo khoa riêng của Khu. Lớp i tờ (tương đương lớp 1 hiện nay), chúng tôi được học những chữ cái đầu tiên với chữ O và chữ A. Tôi vẫn nhớ bức tranh vẽ con gà trống gáy nhả ra chữ ò ó o, thật dễ hiểu và sinh động.
Đây là bài học đầu tiên của sách giáo khoa lớp 1 cách đây ba mươi năm, được nhiều người đánh giá nhân văn, dễ học, dễ dạy và trực quan sinh động. Ảnh zingnews.vn |
Nhiều bài học lớp 1, lớp 2 của cấp một (tương đương tiểu học hiện nay) đến giờ tôi vẫn nhớ. Ví dụ bài thơ này: “Em về quê ngoại thăm bà/ Cách năm con suối, cách ba quãng đèo/ Nhà bà bưởi lắm, cam nhiều/ Vườn hồng tươi tốt, gió chiều ngát hương/ Em về bà quý, bà thương/ (tôi quên 4 chữ ở đây)... mọi đường hỏi han/ Dặn dò gắng học cho ngoan/ Bao giờ ngọt bưởi, thơm cam, cháu về”.
Lớn lên, đi làm, tôi mới biết tác giả bài thơ ấy là nhà thơ Hà Đức Toàn, bạn của bố tôi. Tôi kinh ngạc nghe kể, ông có tham gia soạn thảo sách giáo khoa của Khu. Lúc đó ông rất trẻ, là một thầy giáo mới chỉ trên dưới ba mươi, chẳng có học hàm, học vị gì. Bài thơ trên của ông cũng không quá hay, nhưng dung dị, ấm áp. Có lẽ vì thế tôi vẫn nhớ tới tận hôm nay, sau gần nửa thế kỷ.
Rồi tôi có dịp làm việc một thời gian dưới quyền ông, nhưng quên không hỏi thời kỳ ông làm sách. Tôi cũng không nói đó là những cuốn sách giáo khoa hoàn hảo. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của miền Bắc ngày ấy, mà Việt Bắc còn khó khăn hơn, với rất ít nguồn lực con người, kinh phí, ông và những người như ông vẫn làm ra những cuốn sách giáo khoa tốt chỉ với trách nhiệm và lòng yêu con trẻ. Hàng triệu học sinh Việt Bắc thế hệ tôi, trước và sau tôi đã học và trưởng thành với những cuốn sách giáo khoa này. Cho đến khi Khu giải thể.
Bộ óc học sinh lớp 1 như một tờ giấy trắng. Cần dạy các cháu lòng nhân ái, hướng thiện, thật thà chứ không phải cổ vũ cho lọc lừa, không trung thực hay hận thù. Ảnh giaoduc.net.vn |
Sách giáo khoa Cánh Diều lớp 1 có quá nhiều điều đáng bàn. Tôi đồng ý với nhà văn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt, rằng dạy học cho trẻ lớp 1 không cơ học là việc ghép chữ, mà phải dạy chữ - nghĩa, giúp trẻ yêu cái đẹp của Tiếng Việt. Tôi thì nghĩ, không nên lấy phương ngữ vào một cuốn sách giáo khoa chuẩn mực. Những từ trúc trắc, khó hiểu không nên dạy trẻ lớp 1.
Một số truyện ngụ ngôn của La Phông Ten, Lev Tolstoy... bị phóng tác, cắt ghép hoặc chia thành các phần làm mất đi chỉnh thể tác phẩm, không thích hợp dạy cho trẻ. Nguyên tác những truyện này đều rất tuyệt vời, luôn kết thúc khi cái thiện chiến thắng cái ác; sự trung thực chiến thắng xảo trá, lừa lọc; sự lười biếng không thành công bằng sự chăm chỉ. Trên hết, các bài học dạy trẻ sống nhân ái, thật thà, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.
Đến bài học lấy hai câu ca này: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” thì tôi phát hoảng. Dường như câu ca liên quan đến truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhưng trẻ đâu đã biết và hiểu về Sơn Tinh, Thủy Tinh? Hoặc để giải thích nguồn gốc lũ bão liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh thì có nhiều mẫu văn hay, sao phải lấy câu ca này dạy trẻ? Người làm sách định dạy trẻ điều gì, khuyến khích 'hận thù' hay cổ vũ chuyện đánh ghen vốn đã quá nhiều trong xã hội?
Đây là một trong những bài học của sách giáo khoa Cánh Diều bị chỉ trích nặng nề vì dùng từ không chính xác. Ảnh nld.com.vn |
Cách đây mấy năm cũng xảy ra tranh luận xung quanh truyện “Tấm Cám” trong sách giáo khoa. Hầu hết ý kiến cho rằng, dù đó là truyện đặc sắc, nhưng đưa vào sách giáo khoa thì không nên, vì đoạn kết Tấm làm mắm Cám gửi cho mụ dì ghẻ ăn thì ác quá. Hình ảnh cô Tấm dịu dàng, chăm chỉ, tốt bụng, luôn được Bụt chở che không còn nhân hậu, "lung linh" nữa. Đó có thể là cách nhìn, quan điểm, thẩm mỹ của người xưa, và nó không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
Lẽ ra, trước khi sách được duyệt đưa vào giảng dạy đại trà, dự thảo sách cần được đưa ra công khai lấy ý kiến rộng rãi các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa và các tầng lớp nhân dân. Ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến xác đáng, chỉnh sửa sách thì sẽ tránh được sai sót không đáng có; trẻ em không bị đưa ra làm “thí nghiệm”.
Sách giáo khoa, nhất là sách giáo khoa lớp 1 vô cùng quan trọng. Bộ óc trẻ em là những tờ giấy trắng lần đầu được nạp kiến thức nhà trường. Bài học của sách phải thực sự chuẩn mực, dạy trẻ em nhân ái, thật thà, hướng thiện.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 15/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 15/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 38,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Vị tướng ở Rào Trăng và tai họa tại… ông Trời! Khi tôi viết những dòng này, 12 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man và ... |
"Bạn thân nghỉ việc, buồn hơn chia tay người yêu" Cuộc sống người công nhân có thể diễn ra gặp gỡ, chia ly. Bạn thân, người yêu có thể phải xa cách. Thích nghi với ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng