Thứ tư 22/05/2024 02:47

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Nghiên cứu - PGS. TS. Nguyễn An Ninh - Viện CNXH khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Quyền thành lập công đoàn được hiểu là quyền thành lập hoặc tham gia thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn ngành nghề trong hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập. Có thể hiểu, đây mới chỉ là quyền của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thành lập các tổ chức chi nhánh mang tính đại diện cho mình, là quyền của NLĐ được tham gia công đoàn hiện có, chứ chưa phải là quyền thành lập hay lựa chọn thiết chế đại diện cho bản thân họ.
Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì Hội nghị lần thứ 22 khóa XII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, tháng 9/2021.

Thứ nhất, phạm vi “quyền thành lập công đoàn” ở Việt Nam hiện nay dường như bị giới hạn trong một hệ thống đã có

Thực trạng trên bắt nguồn từ các quy định của Luật Công đoàn 2012. Về vấn đề quyền thành lập công đoàn của NLĐ, Luật Công đoàn quy định: “Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam” và “Hệ thống tổ chức Công đoàn gồm có Tổng LĐLĐ Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; CĐCS được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”.

Do mặc định một tổ chức công đoàn duy nhất, được tổ chức theo hệ thống gồm Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, nên quyền thành lập công đoàn ở Việt Nam vẫn được hiểu là thành lập thêm một tổ chức (thường là CĐCS) trong một hệ thống công đoàn chung. Việc đánh giá thực thi quyền thành lập công đoàn vì vậy cũng mới chỉ được xét ở phương diện là nơi nào có NLĐ thì đã thành lập tổ chức CĐCS chưa mà thôi.

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) trao Quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở cho Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Huy Tiến Dũng.

Thứ hai, về khả năng thi hành quyền thành lập công đoàn

Quyền tự do thành lập tổ chức đại diện NLĐ có thể bằng nhiều cách thức khác nhau - tự thành lập hay gia nhập một tổ chức đã có sẵn trước đó và hoàn toàn không có một sự ràng buộc nào. Việc gia nhập tổ chức phải có ít nhất hai điều kiện: một là, bên gia nhập phải đủ điều kiện mà tổ chức yêu cầu, đồng thời phải tự nguyện xin vào tổ chức; hai là, phải được đồng ý chấp nhận theo quy chế nội bộ của tổ chức. Quyền gia nhập tổ chức Công đoàn của NLĐ Việt Nam hiện đang được hiểu theo nghĩa thứ nhất.

Ở nước ta hiện nay chỉ có một tổ chức Công đoàn duy nhất, được pháp luật công nhận là Tổng LĐLĐ Việt Nam. Quyền gia nhập công đoàn của NLĐ, được Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: "CNVCLĐ Việt Nam làm công, hưởng lương; NLĐ tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn”.

Theo đó, quyền gia nhập công đoàn của NLĐ chỉ là quyền tự nguyện gia nhập vào CĐCS thuộc hệ thống của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trên thực tế, quyền này trong các doanh nghiệp được hiểu và thực hiện theo xu hướng là chấp nhận hay không và tham gia hay chưa vào tổ chức Công đoàn hiện có, chứ chưa phải lựa chọn tổ chức công đoàn nào để họ gia nhập.

Vấn đề này cũng đã được một nhà quản lý gọi là “điểm vênh cơ bản nhất và lớn nhất” của mô hình công đoàn nước ta: “Tuy nhiên, do những điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và lịch sử đặc thù, cụ thể mà hiện nay quyền tự do liên kết theo tiêu chuẩn lao động quốc tế vẫn còn có sự “vênh” với quy định của Việt Nam.

Một trong những điểm vênh cơ bản và lớn nhất là vị trí độc tôn của công đoàn. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thì chúng ta chỉ có một hệ thống công đoàn thống nhất, theo đó tất cả mọi công đoàn phải được Tổng LĐLĐ Việt Nam thừa nhận và phải là thành viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Do vậy, đây không phải là việc đảm bảo tự do liên kết theo đúng nghĩa được nêu trong Công ước 87 của ILO”

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Hiện có khoảng trên 40% người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân là thành viên của tổ chức Công đoàn. Trong ảnh: Công nhân may Công ty TNHH May Sao Việt (Kim Bảng, Hà Nam). Nguồn: hanam.vn

Một thực tế khác là rất nhiều doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm, đủ điều kiện để thành lập nhưng vẫn chưa có tổ chức CĐCS. Theo đó nhiều NLĐ chưa có được điều kiện cần để thực thi quyền tự do liên kết.

Theo Khoản 1, Điều 16, Luật Công đoàn 2012 và Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ thì công đoàn được thành lập ở doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc NLĐ có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Chậm nhất sau 6 tháng thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động; sau thời điểm này, nếu chưa thành lập được công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định BCH lâm thời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tập thể lao động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 2020, cả nước có 535.920 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; sử dụng khoảng trên 12 triệu lao động; ngoài ra còn có khoảng hơn 20 triệu lao động trong khu vực phi kết cấu.

Tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, ở khu vực ngoài nhà nước bao gồm các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh Việt Nam mới chỉ có 42.207 CĐCS với 5.022.251 đoàn viên công đoàn. Như vậy, xét theo tỷ lệ, chỉ có khoảng trên 40% NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân là thành viên của tổ chức Công đoàn.

Thứ ba, về cơ chế hỗ trợ giữa các cấp công đoàn trong các doanh nghiệp

Theo quy định của Điều 17, Luật Công đoàn: “Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ khi được NLĐ ở đó yêu cầu”. Khoản 3, Điều 188, Bộ luật Lao động quy định: “Ở những nơi chưa thành lập tổ chức CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như CĐCS”.

Quy định này nhằm khắc phục thực trạng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của NLĐ, tập thể lao động.

Những vấn đề quản lý nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ ký kết phúc lợi đoàn viên và tập huấn Điều lệ Công đoàn trong các Khu công nghiệp.

Tuy nhiên, quy định công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện vai trò đại diện cho tập thể lao động tại nơi chưa có CĐCS, có thể làm phát sinh một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không do NLĐ trực tiếp bầu ra thì có đủ khả năng, điều kiện để đại diện cho ý chí chung của tập thể lao động không? Hoặc, khi không hoạt động thường xuyên tại doanh nghiệp, liệu cán bộ công đoàn này có đủ am hiểu về tình hình thực tế của đơn vị (công nghệ, vốn, doanh thu, quản lý lao động…) cũng như điều kiện của NLĐ, tập thể lao động (số lượng, chất lượng lao động, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thu nhập, tâm tư…) để đưa ra quan điểm, ý kiến xác đáng trong việc bảo vệ NLĐ không?

Ngoài ra, trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, với số chỉ tiêu biên chế có hạn, công đoàn cấp trên cơ sở liệu có thể đủ nhân lực để thực hiện tốt vai trò này?

Thực tế cũng cho thấy, vì không có CĐCS, hoặc có nhưng không phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có. Do đó, đảm bảo quyền thành lập công đoàn của NLĐ trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cần được nhìn nhận như một điều kiện cần để phát triển sản xuất, bình ổn quan hệ lao động bên cạnh khía cạnh thực hiện một quyền công đoàn của NLĐ.

Đó là những vấn đề quản lý Nhà nước cần quan tâm để hỗ trợ công đoàn trong thời gian tới.

Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện các cam kết về lao động, công đoàn Những vấn đề cần quan tâm khi thực hiện các cam kết về lao động, công đoàn

Việt Nam đã tham gia vào các “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” (FTA). Một trong các vấn đề đặt ra từ ...

Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Việt Nam

Tại 03 kỳ liên tiếp các tháng 7, 8, 9, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng tải từng phần bài viết quan ...

Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

92 năm ra đời và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ? Tôi công nhân

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động không có quyền này.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.