Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới
Nghiên cứu - 06/07/2023 09:30 TRẦN THU PHƯƠNG - Phó trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Kỳ nghỉ lễ tuyệt vời của các nữ công nhân Niềm xúc động của nữ công nhân Bình Dương mắc bệnh hiểm nghèo |
Hướng dẫn kiến thức nuôi con nhỏ cho công nhân Công ty TNHH Vinatech Vina do Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Ảnh: Đinh Nhiều |
Những thành tựu đáng ghi nhận
Công tác nữ công được khẳng định trong Điều lệ CĐVN là nhiệm vụ của BCH công đoàn mỗi cấp nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của Ban NCCĐ được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong việc tham mưu giúp BCH công đoàn cùng cấp tham gia xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến LĐN.
Trong những năm qua, các cấp công đoàn đã thể hiện vai trò đại diện của mình trong việc chủ động tham gia có hiệu quả với cơ quan Nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chú trọng lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, bảo đảm thực chất hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho LĐN trong các lĩnh vực lao động, việc làm, BHXH, ATVSLĐ; tạo việc làm, ưu tiên bảo đảm việc làm, điều kiện lao động, thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho LĐN; chính sách về bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con CNVCLĐ; tham gia thương lượng, xây dựng TƯLĐTT có nhiều chính sách có lợi hơn đối với LĐN so với các quy định của pháp luật; công tác cán bộ nữ trong toàn hệ thống đã đạt được các chỉ tiêu đã đề ra ở cả 4 cấp công đoàn. Các hoạt động xã hội, từ thiện chăm lo cho LĐN và trẻ em được các cấp công đoàn duy trì và phát huy...
Ban NCCĐ các cấp luôn quan tâm đổi mới về nội dung, bám sát yêu cầu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp để tuyên truyền, vận động; tổ chức hàng trăm nghìn cuộc tuyên truyền, tập trung vào phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với LĐN, công tác dân số, bình đẳng giới, hôn nhân, gia đình, phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; chống lạm dụng lao động trẻ em trái quy định pháp luật; lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc... biên soạn và phát hành hàng trăm nghìn cuốn Sổ tay công tác nữ công; tích cực tham gia xây dựng tài liệu tuyên truyền về chính sách pháp luật dành cho LĐN...
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với các phong trào thi đua khác của tổ chức Công đoàn, của các cấp Hội Phụ nữ luôn được các LĐLĐ tỉnh, ngành quan tâm, đẩy mạnh, thu hút đông đảo đoàn viên, LĐN tham gia. Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, nữ CNVCLĐ hăng hái thi đua lao động, sản xuất giỏi, nhân viên giỏi, sáng kiến sáng tạo. Ở khối Giáo dục, nữ cán bộ, giáo viên thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Cô giáo người mẹ hiền”, “giáo viên chủ nhiệm giỏi”. Nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế thi đua thực hiện phong trào “Nụ cười bệnh nhân, niềm vui người thầy thuốc”, thực hiện y đức, chống tiêu cực trong bệnh viện. Đặc biệt, trong cuộc thi “01 triệu sáng kiến...” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, có nhiều sáng kiến là của nữ CNVCLĐ. Nhiều LĐN được tặng Cờ, Bằng khen cho các các đơn vị tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Khó khăn thách thức đối với hoạt động nữ công (HĐNC)
Những năm qua, các cấp công đoàn đã thể hiện vai trò đại diện của mình trong việc chủ động tham gia có hiệu quả quá trình xây dựng chính sách, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Trong ảnh: Cán bộ công đoàn Công ty Crystal Martin Việt Nam (Bắc Giang) trao đổi, thăm hỏi đời sống, điều kiện làm việc với lao động nữ trong Công ty. Ảnh H. Yến |
HĐNC phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của lãnh đạo công đoàn tại đơn vị. Các HĐNC nhìn chung hiện còn đơn điệu. Các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cán bộ nữ công tham gia cùng BCH công đoàn đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc đưa vào nội quy, quy chế hoặc TƯLĐTT của công ty còn nhiều hạn chế.
Đối với HĐNC cấp tỉnh, cấp trên cơ sở; do lực lượng mỏng, Ban Nữ công thông thường chỉ có 1-2 người, trừ những đơn vị lớn lên tới 3-4 người, không thể quán xuyến, hướng dẫn, sâu sát được đối với công đoàn cấp dưới.
Cán bộ Ban Nữ công quần chúng tại các CĐCS doanh nghiệp là CNLĐ, kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, thiếu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nên còn lúng túng trong việc hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo HĐNC của CĐCS, dẫn đến uy tín của cán bộ NCCĐ còn hạn chế.
Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐNC thời gian tới
Nữ công nhân Công ty TNHH May Trần Trúc (TP. Hồ Chí Minh) được hướng dẫn cách vắt sữa cho con tại cabin vắt sữa của công ty. Ảnh: Thảo Phương |
Trước yêu cầu đặt ra về việc đổi mới HĐNC trong tình hình mới, nhất là việc ra đời tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh trong thu hút đoàn viên, NLĐ; đòi hỏi HĐNC cần có phải đổi mới mạnh mẽ để tập hợp, thu hút LĐN. Muốn vậy, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác NCCĐ với phương châm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ này ngay từ đầu năm, với kế hoạch, chương trình công tác, các hoạt động cụ thể, mục tiêu cần đạt được... có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh trong những năm tiếp theo.
Cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ NCCĐ thông qua việc khuyến khích họ học trực tiếp, trực tuyến, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn....; chú trọng nội dung thiết thực về nghiệp vụ công tác NCCĐ; giúp họ tự tin, chuyên nghiệp hơn trong công tác NCCĐ và tập hợp, vận động nữ CNVCLĐ.
Hoạt động NCCĐ cần chọn lọc, tránh sự dàn trải, dập khuôn. Căn cứ xây dựng hoạt động cần dựa trên nhu cầu thực tế, đặc điểm của LĐN ở từng cơ quan, đơn vị cụ thể...
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của LĐN trong lao động, sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động do doanh nghiệp và công đoàn, đặc biệt là Ban Nữ công tổ chức; khuyến khích nữ CNVCLĐ góp ý, hiến kế những cách làm hay cho tổ chức Công đoàn đổi mới hoạt động để hỗ trợ nhiều hơn cho LĐN; để khi họ gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì đều tìm đến công đoàn nhờ chia sẻ, giúp đỡ.
Việc đổi mới hoạt động công tác NCCĐ trong thời gian tới thực sự cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của công đoàn các cấp, bởi công tác nữ công là nhiệm vụ của BCH công đoàn chứ không chỉ riêng là nhiệm vụ của Ban NCCĐ. Nếu được quan tâm đúng mức, hoạt động NCCĐ sẽ thu hút được sự tham gia của nữ CNVCLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn phát triển bền vững, ổn định trong thời gian tới.
Đổi mới hoạt động để thu hút người lao động tại doanh nghiệp vào Công đoàn Tập trung đổi mới hoạt động để thu hút người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp vào Công đoàn là nhiệm vụ, giải pháp trọng ... |
Bài 1: Kiên trì vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên Nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng và công đoàn cấp trên trực thuộc luôn ... |
Bài 2: Những “trái ngọt” từ sự nỗ lực Xác định phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ chính trị vừa là nhiệm vụ của tổ chức ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất