Những điểm mới trong Quyết định số 333/QĐ-TLĐ
Chính sách mới - 17/09/2020 13:30 Nguyễn Hoàng Mai
Làm thêm giờ liên tục, người lao động có được khiếu nại không? Bị điều chuyển công việc không đúng hợp đồng lao động, NLĐ có thể khiếu nại không? |
Các cấp công đoàn cần chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của công đoàn về khiếu nại. |
Đây là thời điểm cần thiết phải ban hành một văn bản mới để khắc phục những khiếm khuyết của văn bản cũ, đảm bảo tiếp tục thống nhất với Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới trong triển khai Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12/6/2018 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII. Nghiên cứu nội dung QĐ 333 cho thấy tổ chức Công đoàn (CĐ) đang tiếp tục nỗ lực đảm bảo các yêu cầu của việc tăng cường hiểu sâu, nắm vững trong xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Kèm theo QĐ 333, Quy định Về việc CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo có tổng số 6 Chương, 35 Điều, nhiều hơn 9 Điều so với Quy định cũ được ban hành kèm theo QĐ 254 (6 Chương, 26 Điều). Về cơ bản, QĐ 333 giữ nguyên tên các Chương và chỉ bổ sung thêm 9 Điều trong Chương III cho phù hợp với Luật Tố cáo 2018.
Công đoàn các cấp căn cứ tình hình thực tế để quy định việc tiếp đoàn viên và người lao động đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. |
So sánh với QĐ 254, QĐ 333 có những điểm mới bổ sung như sau:
Điểm mới thứ nhất, QĐ 333 xác định rõ CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo là một quy trình cụ thể nên ngay trong tên gọi của Quyết định đã thay thế “Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo” trong QĐ 254 bằng “Quy định về việc CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Điểm mới thứ hai, tại Điều 3 của QĐ 333, ngoài việc xác định các đối tượng có trách nhiệm thi hành Quyết định là “Các cấp CĐ, các đơn vị hành chính, sự nghiệp”, QĐ 333 đã thay “doanh nghiệp trong hệ thống CĐ” bằng “đơn vị kinh tế trong hệ thống CĐ”. Việc thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Quyết định 1712/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp của CĐ, ban hành ngày 24//10/2016 và Quyết định 1912/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy chế quản lý vốn của CĐ Đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, ngày 19/12/2016.
Điểm mới thứ ba, QĐ 333 không đưa phần mục lục của Quy định vào thành một nội dung trước khi thể hiện nội dung Quy định được ban hành kèm theo. Điều này đảm bảo tính hợp lý, khoa học của nội dung văn bản trong các Quyết định do Tổng Liên đoàn (TLĐ) ban hành.
Điểm mới thứ tư, QĐ 333 khẳng định Uỷ ban kiểm tra CĐ các cấp có thể độc lập về thẩm quyền trong việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CĐ các cấp mà không cần phải có sự uỷ quyền của ban chấp hành hay ban thường vụ (Khoản 4, Điều 3, QĐ 333). Sửa đổi này góp phần tăng thêm tính dân chủ, minh bạch và độc lập trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra CĐ các cấp, khắc phục một số vấn đề vướng mắc đã xảy ra ở một vài CĐ các cấp vì ban chấp hành hay ban thường vụ có thể có “cơ hội” gây “khó dễ” cho Uỷ ban kiểm tra CĐ khi văn bản hướng dẫn quy định cần phải có sự uỷ quyền từ họ, điều này làm giảm chất lượng hoạt động của các uỷ ban kiểm tra CĐ.
Chiều 10/9, LĐLĐ quận 8, TP. HCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai các quyết định của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc ban hành quy định, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ công đoàn. |
Điểm mới thứ năm, QĐ 333 đã khắc phục việc QĐ 254 chưa bám sát vào phạm vi thuộc thẩm quyền giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CĐ trong quan hệ Lao động - CĐ. QĐ 333 đã điều chỉnh “quy chế tiếp công dân” trong Khoản 8, Điều 4, QĐ 254 thành “quy chế tiếp cán bộ, đoàn viên và người lao động” (Khoản 8, Điều 4, QĐ 333) và khẳng định “Những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước và người sử dụng lao động liên quan đến quan hệ lao động, quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên CĐ và người lao động khi gửi đến tổ chức CĐ thì CĐ có trách nhiệm tham gia giải quyết” (Điều 13, QĐ 333). Tiếp tục tại Khoản 1, Điều 28, QĐ 333 cũng đã giới hạn “Tố cáo liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên và người lao động trong quan hệ lao động”. Việc sửa đổi phạm vi như trên giúp cho cán bộ CĐ xác định và làm đúng thẩm quyền trong quá trình giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điểm mới thứ sáu, QĐ 333 đã sửa Khoản 1, Điều 6, và Khoản 2, Điều 8, QĐ 254 bằng việc bỏ cụm từ “và người lao động” mà chỉ giữ lại “đoàn viên thuộc quyền quản lý...” để làm đúng với thẩm quyền của CĐ bằng việc khẳng định ngoài đoàn viên thì người lao động không thuộc quyền quản lý trực tiếp của CĐ cấp đó.
Điểm mới thứ bảy, QĐ 333 đã cụ thể hoá 20 nội dung viện dẫn các nội dung của Luật Khiếu nại, tập trung chủ yếu ở Chương II và Chương III, vào trong Quy định hướng dẫn cán bộ CĐ chứ không chỉ định hướng hoạt động theo viện dẫn Điều luật như QĐ 254. QĐ 333 đã giúp tiết kiệm thời gian tra luật cũng như vận dụng, áp dụng pháp luật của cán bộ CĐ trực tiếp tham gia vào hoạt động này.
Điểm mới thứ tám, QĐ 333 đã trao cho cán bộ CĐ quyền tự chủ rất lớn, giảm thiểu các công việc không thuộc thẩm quyền, giúp đảm bảo tiến độ giải quyết và nâng cao chất lượng tham gia giải quyết khiếu nại. Thứ nhất, đổi tên Điều 12, QĐ 254 từ “Thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại” thành Điều 12, QĐ 333 là “Trưng cầu giám định”. Theo đó, CĐ có thẩm quyền sẽ ra quyết định trưng cầu giám định đối với các nội dung khiếu nại phức tạp, xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại mà không cần phải thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại. Thứ hai, khiếu nại vụ việc dân sự, hình sự không thuộc thẩm quyền tham gia giải quyết của CĐ thì QĐ 333 quy định “CĐ hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết” (Khoản 2, Điều 15, QĐ 333) chứ không quy định như Khoản 2, Điều 15, QĐ 254 (hướng dẫn “chuyển đơn đến người có thẩm quyền giải quyết và việc chuyển đơn chỉ thực hiện một lần”).
Điểm mới thứ chín, QĐ 333 tập trung làm rõ nội dung hướng dẫn tại Chương III về: Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo; Thời hạn giải quyết tố cáo và xử lý ban đầu thông tin tố cáo; Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; CĐ tham gia giải quyết tố cáo. Đây cũng là một trong hai nội dung chính của Quy định này. Việc bổ sung thêm 9 điều vào Chương III tại QĐ 333 là việc làm rất cần thiết để giúp cán bộ CĐ dễ dàng thực hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết và tham gia giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo 2018.
Trên đây là chín điểm mới về QĐ 333 (2020) so với QĐ 254 (2014). Nhìn chung, QĐ 333 đã cơ bản khắc phục được tất cả những hạn chế trong cách hướng dẫn cán bộ CĐ giải quyết và tham giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi thẩm quyền.
Trong bối cảnh chịu tác động bởi toàn cầu hoá như hiện nay, việc TLĐ đã ban hành và triển khai nhanh chóng các văn bản hướng dẫn mới, kịp thời thay thế các văn bản cũ sẽ giúp cho cán bộ CĐ có được định hướng, chỉ dẫn sát thực góp phần nâng cao chất lượng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên CĐ và người lao động. Các hoạt động này của TLĐ cần được tiếp tục quan tâm và phát huy hơn nữa, góp phần duy trì và phát triển vị thế của TLĐ.
Tài liệu tham khảo: Quốc hội, Luật số: 02/2011/QH13, Luật Khiếu nại. Quốc hội, Luật số: 12/2012/QH13, Luật CĐ. Quốc hội, Luật số: 25/2018/QH14, Luật Tố cáo. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Điều lệ CĐ Việt Nam Khoá XII. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 254/QĐ-TLĐ, Quyết định 254 ban hành Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 05/3/ 2014. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 1712/QĐ-TLĐ, Quyết định 1712 ban hành Quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp của CĐ, ngày 24/10/2016. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ, Quyết định ban hành Quy chế quản lý vốn của CĐ Đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, ngày 19/12/2016. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 333/QĐ-TLĐ, Quyết định 333 ban hành Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 28/2/2020. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/9 |
Quỹ "bảo hiểm thất tình" |
Bỏ túi “bí kíp” săn việc mùa Covid-19 để nhanh chóng thoát cảnh thất nghiệp! |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Đoàn viên là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của Công đoàn
- Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
- Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh