Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
Thị trường lao động - 27/11/2024 05:46 Hưng Thịnh
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước |
Từ lao động EPS đến khởi nghiệp tại Hàn Quốc
Hà Văn Tài, chàng trai trẻ quê ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa – một xã miền núi thuộc diện 135, đã vượt qua khó khăn để vươn lên thành công tại xứ sở kim chi.
Năm 2019, khi vừa tròn 24 tuổi, Tài biết đến chương trình EPS qua một chương trình thời sự. Với quyết tâm đổi đời, anh đăng ký học tiếng Hàn, tham gia kỳ thi và trúng tuyển diện lao động E9 tại Hàn Quốc.
Ban đầu, Tài làm việc trong ngành cơ khí, chuyên hàn xì và lắp ráp vỏ máy CNC. Nhờ môi trường làm việc tốt cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ các đồng nghiệp đi trước, anh không ngừng học hỏi và rèn luyện kỹ năng chuyên môn. Xuất phát điểm là lao động cơ khí với mức lương cơ bản khoảng 45 triệu đồng/tháng, chỉ sau 3 năm, Tài đã trở thành chuyên gia với thu nhập tăng lên 60-70 triệu đồng/tháng.
Hà Văn Tài đang làm hồ sơ quay trở lại Hàn Quốc để khởi nghiệp. Ảnh: Thảo Vân. |
Sau 4 năm làm việc và hoàn thành hợp đồng lao động, Tài về nước tích lũy vốn để chuẩn bị khởi nghiệp. Sau đó, anh quyết định quay lại Hàn Quốc với visa D8 – diện kinh doanh, để đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm. Hiện tại, anh đang hoàn tất hồ sơ visa và bắt đầu mở cửa hàng chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam, với mong muốn mang hương vị quê hương đến gần hơn với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Tài tự tay thiết kế bảng hiệu, nội thất và tối ưu hóa chi phí, với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 2 tỷ đồng.
Chương trình EPS (Employment Permit System) là chương trình cấp phép việc làm giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn quốc, giúp lao động Việt Nam có cơ hội làm việc hợp pháp tại Hàn quốc trong một số ngành như: sản xuất chế tạo, ngư nghiệp, xây dựng và nông nghiệp... Đây là chương trình phi lợi nhuận, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài do Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH triển khai thực hiện. |
Không chỉ phát triển sự nghiệp cá nhân, Tài còn truyền cảm hứng và hỗ trợ những người cùng quê theo con đường xuất khẩu lao động chính ngạch. Năm 2018, xã Điền Trung chỉ có 8 người làm việc tại Hàn Quốc, nhưng đến nay, nhờ sự hỗ trợ và giới thiệu của Tài, con số này đã tăng lên khoảng 30 người, chủ yếu làm trong lĩnh vực cơ khí và chăn nuôi.
Tài chia sẻ: "Chương trình EPS của là con đường chính quy, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khác hẳn với các diện xuất khẩu không chính thức. Nhờ chương trình này, tôi có cơ hội giúp đỡ gia đình xây nhà, tích lũy vốn và thực hiện ước mơ kinh doanh tại Hàn Quốc."
Hiện tại, mục tiêu lớn nhất của Tài là đưa thực phẩm Việt Nam tiếp cận rộng rãi hơn tại Hàn Quốc, để đồng bào xa xứ có thể thưởng thức hương vị quê hương và cùng nhau xây dựng cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh.
Giấc mơ Hàn Quốc và "hành trình vượt khó"
Sinh ra trong gia đình thuần nông, anh Đào Ngọc Hùng (Nghĩa Đàn, Nghệ An) phải từ bỏ giấc mơ đại học để nhường cơ hội cho em út vào Học viện An ninh Nhân dân.
Năm 2005, tốt nghiệp THPT với thành tích xuất sắc, trong những tháng ngày chông chênh tìm định hướng, anh Hùng tình cờ gặp người hàng xóm từng xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc với mức thu nhập đáng mơ ước.
Quyết tâm theo học ngôi trường anh ấy từng học (Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc), trong suốt hai năm học tại trường, anh Hùng luôn giữ danh hiệu học sinh xuất sắc. Ngày 2/12/2008, anh đặt chân đến Hàn Quốc với visa EPS. Công việc đầu tiên của anh là tại một công ty sản xuất tấm nệm lò xo ở tỉnh Gyeonggi. Những ngày đầu, anh gặp không ít khó khăn – từ rào cản ngôn ngữ đến nỗi nhớ nhà.
"Ký túc xá nằm ở vùng hẻo lánh, muốn đi chợ phải mất hơn hai tiếng di chuyển", anh kể. Nhưng chính sự khát khao học hỏi đã giúp anh vượt qua tất cả. Hùng dành thời gian cuối tuần để học tiếng Hàn miễn phí tại Trung tâm hỗ trợ lao động ở Uijeongbu, cách chỗ anh ở hơn hai tiếng đi xe buýt.
Anh Đào Ngọc Hùng tại nơi làm việc. Ảnh: NVCC. |
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 buộc anh phải đổi việc. Qua nhiều lần thử sức, anh được nhận vào công ty Wooil, nơi anh dần khẳng định năng lực và vươn lên làm tổ trưởng, rồi phó phòng.
Trong thời gian làm việc, anh nhận thấy máy nâng của công ty còn nhiều hạn chế, đòi hỏi nhân công phải bê vác. Vận dụng kiến thức đã học, anh cải tiến máy móc, giúp tăng gấp đôi năng suất. Công ty không chỉ ghi nhận đóng góp của anh bằng lời khen ngợi, mà còn trao thưởng, trả lương năm như người Hàn Quốc.
Không chỉ vậy, anh Hùng còn khởi nghiệp với 3 công ty trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, nông nghiệp xuất khẩu và ẩm thực Việt Nam. Trong đó, quán ăn Việt Nam do anh thành lập từng đạt doanh thu cao trước khi bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Dù gặp không ít khó khăn, anh vẫn không ngừng học hỏi, lấy bằng Topik (chứng chỉ chứng nhận năng lực tiếng Hàn) cấp 3 và trở thành "cầu nối" giữa cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc với nước sở tại.
Anh chuyển sang visa D8 năm 2022, thành lập Công ty KN với vốn 2 tỷ VNĐ, cung cấp thiết bị âm thanh JBL cho thị trường Việt Nam và Hàn Quốc. Ngoài ra, anh còn mở "Kim Ngân Mobile", chuyên về sim số và sửa chữa điện thoại cho người Việt tại Hàn Quốc.
Hiện tại, anh vừa quản lý kinh doanh, vừa học liên thông đại học - thạc sĩ, đồng thời mở trung tâm tư vấn du học Hàn Quốc tại Nghệ An, hỗ trợ hàng trăm học sinh thực hiện ước mơ du học. Anh cũng kết nối doanh nghiệp, đoàn đại biểu Việt - Hàn và hỗ trợ ký kết MOU (PV - một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương) giữa các trường học hai nước. Năm 2023, anh đưa đoàn tình nguyện từ Hàn Quốc về Con Cuông, Nghệ An, quyên góp 300 xe đạp và khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 2.000 người dân với kinh phí trên 3 tỷ VND.
“Chương trình lao động EPS đã thay đổi cuộc đời tôi, giúp tôi xây dựng nhà cửa khang trang cho bố mẹ và phát triển 4 cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và Hàn Quốc với doanh thu ổn định”, anh Hùng chia sẻ.
Ông Baek Seok Hyun, Tùy viên lao động Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của lao động Việt Nam, khẳng định họ chăm chỉ, tiếp thu nhanh và có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế Hàn Quốc. Bên cạnh việc cải thiện đời sống gia đình, lao động Việt Nam còn học hỏi được tác phong làm việc công nghiệp và kỹ năng mới để áp dụng trong tương lai.
Anh Hùng kết nối, đưa đoàn tình nguyện từ Hàn Quốc về Con Cuông (Nghệ An), quyên góp 300 xe đạp và khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 2.000 người dân với kinh phí trên 3 tỷ VND. Ảnh: NVCC |
Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, nhiều lao động như anh Hùng, anh Tài đã tìm được công việc ổn định tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc tự khởi nghiệp thành công, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Những câu chuyện thành công từ lao động trở về sau khi tham gia Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS) đã trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa trong cộng đồng.
Theo thống kê của Trung tâm Lao động ngoài nước, hơn 150.000 lao động Việt Nam đã được đưa sang Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các chương trình EPS và IM Japan trong 20 năm qua. Những chương trình này không chỉ giúp người lao động cải thiện thu nhập mà còn học hỏi được tác phong công nghiệp và kỹ năng chuyên môn cao. |
“Bên cạnh những lao động khởi nghiệp thành công, nhiều người trở về còn đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong các tập đoàn lớn, không chỉ tạo dựng sự nghiệp cá nhân mà còn góp phần tạo việc làm và ổn định cho người lao động tại quê nhà”, ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - đơn vị được giao thực hiện các chương trình phái cử lao động, cho biết.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan nhận định: “Những chương trình như EPS đã thu hút đông đảo lao động, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội".
Ông cũng nhấn mạnh rằng chương trình đã giúp người lao động cải thiện thu nhập và học hỏi kỹ năng làm việc chuyên nghiệp để áp dụng khi trở về.
Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS chịu chi phí ra sao? Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, người lao động sẽ đóng chi phí xuất ... |
Lao động đi làm ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay tối đa bao nhiêu? Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng ... |
Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì? Từ ngày 5/3 đến ngày 6/8/2024, Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) đã phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn ... |
- Đoàn viên là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của Công đoàn
- Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
- Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh