Chủ nhật 19/05/2024 04:01

Nhận thức của công nhân Khu công nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động - TS. Bùi Phương Thanh, Viện Nghiên cứu Thanh niên

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp nói riêng mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và xã hội. Việc thực hiện tốt ATVSLĐ sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như doanh nghiệp.
Nhận thức của công nhân Khu công nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động

Kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH KNK SAIGON (Cần Đước, Long An).

1. Vai trò của công tác vệ sinh an toàn lao động tại khu công nghiệp

Đối với doanh nghiệp, bảo đảm ATVSLĐ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các thiệt hại do tai nạn gây ra. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo đảm ATVSLĐ chặt chẽ, nghiêm ngặt, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng. Đối với người lao động, khi thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và an toàn trong lao động thì công nhân sẽ làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn lao động gây ra.

Hiện nay, công tác ATVSLĐ vẫn phức tạp bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong khi đó, tỷ lệ người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn chiếm tới 60% lực lượng lao động, tính chất công việc không ổn định, dễ thay đổi, phần lớn chưa được phổ biến, huấn luyện kiến thức cơ bản về ATVSLĐ nên khó phòng ngừa rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Bài viết trình bày những kết quả nghiên cứu được thực hiện tại một số khu công nghiệp ở Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai, với sự tham gia trả lời phiếu khảo sát của 1.200 công nhân trong các ngành nghề may/giày da; lắp ráp linh kiện điện tử; cơ khí; chế biến thực phẩm và một số lĩnh vực khác.

Nhận thức của công nhân Khu công nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động
Tập huấn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu năm 2021 doCông đoàn Khối Doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

2. Thực trạng nhận thức của công nhân về ATVSLĐ

Đánh giá chung cho thấy, về cơ bản, đại đa số công nhân được khảo sát đều có nhận thức tích cực về ATVSLĐ tại nơi làm việc (ĐTB=4,06/5,00; ĐLC=0,53). Tính theo tỉ lệ phần trăm, có 88,9% công nhân đồng tình ở các mức độ khác nhau với nhận định “Làm việc an toàn cũng quan trọng như việc đảm bảo chất lượng công việc và hoàn thành công việc đúng giờ”. Kết quả này cho thấy, công nhân đánh giá rất cao tính an toàn trong quá trình lao động; tiến độ hoàn thành công việc dù được đảm bảo, thậm chí đẩy nhanh tiến độ hoàn thành song tính an toàn phải tỉ lệ thuận với tiến độ đó. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, việc chạy theo tiến độ hoàn thành sản phẩm và khối lượng sản xuất mà các nhà quản lý đã lơ là, thiếu quan tâm đến công tác đảm bảo ATVSLĐ, từ đó dẫn đến tai nạn lao động và nhiều hậu quả đáng tiếc khác.

Bên cạnh đó, công nhân cũng cho rằng, người lao động và người quản lý có thể cùng trao đổi để đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất (87,6%). Rõ ràng, hoạt động đối thoại, trao đổi giữa nhà quản lý và người lao động là rất quan trọng. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong công tác đảm bảo ATVSLĐ. Ở góc độ nhà quản lý, việc cần làm là thường xuyên và liên tục theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ gây mất an toàn ATVSLĐ. Ở góc độ người lao động, kịp thời báo cáo với cấp trên và người phụ trách về những nguy cơ mất ATVSLĐ trong quá trình làm việc, mạnh dạn có ý kiến và thậm chí là đề xuất phương án giải quyết đối với cấp trên.

Cũng ghi nhận từ kết quả khảo sát, 85,7% công nhân đồng tình (trong đó 23,3% hoàn toàn đồng tình) với việc “những người chịu trách nhiệm về đảm bảo ATVSLĐ cho phép công nhân có thể thực hiện những thay đổi mà họ cho là cần thiết”. Khi điều này được thực hiện, chính là lúc người công nhân đã nhận thức được vai trò của bản thân mình cũng như có trách nhiệm với quy trình sản xuất, kinh doanh mà mình đang tham gia. Việc tự ý thức về trách nhiệm của mỗi bên đối với công tác đảm bảo ATVSLĐ là vô cùng có ý nghĩa. Và càng ý nghĩa hơn khi hai bên có sự trao đổi, bàn bạc để cùng đi đến thống nhất phương án đảm bảo cao nhất ATVSLĐ.

Bảng 1. Nhận thức của công nhân về ATVSLĐ trong quá trình làm việc

Nhận định

Phần nhiều đồng tình

Hoàn toàn đồng tình

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

1. Làm việc an toàn cũng quan trọng như việc đảm bảo chất lượng công việc và hoàn thành công việc đúng giờ

72,3

16,6

4,04

0,56

2. Những người chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho phép công nhân có thể thực hiện những sự thay đổi mà họ cho là cần thiết

61,4

23,3

4,07

0,64

3. Công nhân và quản lý có thể cùng trao đổi để đảm bảo môi trường làm việc vệ sinh, an toàn nhất

65,3

22,3

4,10

0,59

4. Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc là rất quan trọng

62,0

22,1

4,05

0,65

Điểm trung bình chung

4,06

0,53

Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2019)

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, 84,1% công nhân tham gia khảo sát nhận thức rằng, việc “ đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình làm việc là rất quan trọng”. Kết quả này một lần nữa khẳng định nhận thức của phần lớn công nhân về ATVSLĐ là khá tích cực. Từ nhận thức đúng đắn, tích cực của công nhân, chúng ta kỳ vọng bản thân mỗi người công nhân trong quá trình lao động sẽ tự giác chấp hành nghiêm ngặt những quy định đảm bảo ATVSLĐ nhằm tiến tới giảm thiểu tối đa nguy cơ về mất ATVSLĐ hay nguy cơ về tai nạn lao động. Bởi, chỉ khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về ATVSLĐ được chuyển hóa thành hành vi, thì các vụ tai nạn lao động mới được giảm thiểu tối đa.

So sánh nhận thức về ATVSLĐ của công nhân giữa các lĩnh vực ngành nghề sản xuất cho thấy, những công nhân làm việc trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử có nhận thức về ATVSLĐ cao hơn những công nhân trong các ngành nghề khác như: cơ khí, luyện kim; chế biến thực phẩm; may giày da… Kết quả này cho thấy, dường như tại những ngành nghề yêu cầu tính chính xác cao, hiện đại, hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất phúc tạp như lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí… thì nhận thức của công nhân lại càng cao. Điều này là khá logic bởi khi tính chất ngành nghề sản xuất có yêu cầu càng cao thì bản thân người công nhân phải có sự tập trung cao độ hơn và yêu cầu về tính ATVSLĐ cũng sẽ cao hơn.

Nhận thức của công nhân Khu công nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động

Hình 1. So sánh nhận thức về vệ sinh an toàn lao động giữa công nhân ở các ngành sản xuất khác nhau

Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự (2019)

3. Kết luận

Bài viết đã có những phân tích bước đầu về nhận thức của công nhân đang làm việc tại một số Khu công nghiệp trên cả nước và thấy rằng, nhìn chung, công nhân đang có nhận thức tích cực về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp mình đang làm việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, ở những ngành nghề lĩnh vực đòi hỏi tính chính xác và yêu cầu càng cao thì nhận thức của công nhân làm việc tại đó cũng càng cao.

Từ những kết quả nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của công nhân cũng như nhằm nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ATVSLĐ tại Các khu công nghiệp, cụ thể:

- Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn thực hành đảm bảo công tác ATVSLĐ cho công nhân và nhà quản lý. Cập nhật thường xuyên những chính sách mới về đảm bảo ATVSLĐ cho công nhân được biết.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo ATVSLĐ tại các nhà máy, phân xưởng để kịp thời phát hiện những nguy cơ rủi ro, nguy hiểm đe dọa đến sức khoẻ của công nhân cũng như đe dọa đến cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với công nhân để kịp thời lắng nghe ý kiến phản ánh của công nhân về công tác đảm bảo ATVSLĐ. Trao quyền và tính tự chủ nhất định cho người lao động để họ có thể ra quyết định cũng như điều chỉnh những sự thay đổi trong sản xuất mà họ cho là cần thiết nhằm kịp thời đảm bảo công tác ATVSLĐ.

Nhận thức của công nhân Khu công nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động
Công nhân Công ty TNHH Tokin Electronics Việt Nam (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) tham gia Lớp tập huấn Nội quy lao động.

- Có các biện pháp khuyến khích, khích lệ công nhân tăng cường ý thức trách nhiệm của mình đối với công tác đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình làm việc. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với nhà quản lý cũng như người công nhân có những vi phạm nghiêm trọng đến công tác đảm bảo ATVSLĐ tại các doanh nghiệp.

Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn Lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vai trò của công đoàn

Lao động nữ (LĐN) là nhóm lao động đặc thù, ngoài việc chịu điều chỉnh của pháp luật lao động như những NLĐ khác, quyền ...

Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động

Công ty tôi 100% vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất điện tử, với khoảng 6.000 công nhân viên, phân chia làm nhiều phân xưởng, ...

Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là máy, thiết bị, vật tư, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.