Cơ cấu, trách nhiệm và phụ cấp của lực lượng ứng cứu về An toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 07/09/2021 11:56 ATVSLĐ
Huấn luyện sơ cấp cứu cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên Công ty Thủy điện Tuyên Quang. |
Trả lời: Theo quy định tại Điều 79, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25 tháng 06 năm 2015 về tổ chức lực lượng ứng cứu như sau:
1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
2. Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc tổ chức, trang thiết bị và huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
Về cơ cấu tổ chức thành viên, phân ca, trách nhiệm công việc của lực lượng ứng cứu được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT:
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Các an toàn, vệ sinh viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc trao đổi công việc trước khi vào làm việc. |
Như vậy, nếu công ty bạn cần thành lập một tổ chức ứng phó khẩn cấp về An toàn, vệ sinh lao động thì tại Điều 79 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể. Nếu công ty nằm trong danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn lao động thì việc tổ chức thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ được tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT tức là công ty có 6.000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ khoảng 60 người; nếu công ty không nằm trong danh mục trên thì việc tổ chức lực lượng ứng cứu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 tức là với 6.000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứ sẽ khoảng 40 người. Công ty sẽ phải đảm bảo mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Tôi là thành viên trong lực lượng ứng cứu khẩn cấp An toàn, vệ sinh lao động của công ty từ tháng 6 năm 2020, mỗi tháng tôi được nhận phụ cấp là 150.000đ. Tuy nhiên, từ tháng 01 năm 2021, phụ cấp của tôi tăng lên là 200.000đ/tháng. Tôi xin hỏi, chế độ phụ cấp này được tính thế nào và dựa trên tiêu chí gì?
Trả lời: Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 không có quy định cụ thể về mức phụ cấp của lực lượng ứng cứu khẩn cấp nên mức phụ cấp của người trong lực lượng sơ cứu, cấp cứu do người sử dụng lao động quy định sau khi thông nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở theo quy định tại Khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
Vậy, mức phụ cấp trách nhiệm của bạn khi tham gia lực lượng ứng cứu khẩn cấp An toàn, vệ sinh lao động của công ty sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận, quyết định chi trả.
Mức phụ cấp trách nhiệm cho lực lượng ứng cứu về an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận. |
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết Từ tháng 8/2021, Thông tư 03/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối ... |
Vai trò của an toàn vệ sinh viên trong công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, mỗi tổ sản xuất trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ... |
Nhận diện, phòng ngừa nguy cơ rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Một trong những công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là phải nhận diện, phân ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?