Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động - TRẦN LƯU

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…
Công đoàn Đồng Nai: Quan tâm nhiều hơn đến đoàn viên, NLĐ khó khăn bị bệnh hiểm nghèo

Liên tiếp ngộ độc tập thể

Vào khoảng 19 giờ ngày 15/5, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng: nôn, đau bụng, chóng mặt, một số người bị sốt.

Các bệnh nhân là công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom).

Theo kết quả xác minh bước đầu, vào bữa trưa cùng ngày, có nhiều công nhân trong công ty ăn các món như: thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc. Đến bữa chiều, có 400 công nhân ăn món mì quảng gà, bánh đa gà...

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!
Công nhân nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc vào tối 15/5 tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom. Ảnh: ĐVCC.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Phước - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, các công nhân sau khi ăn bánh đa gà vào buổi chiều tại công ty thì xuất hiện các biểu hiện nôn ói, đau bụng...

Hiện tại, tình trạng sức khỏe của 89 công nhân đã ổn định.

Công ty TNHH Dechang Việt Nam hiện có hơn 1.000 công nhân làm việc, hợp đồng sử dụng thức ăn của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc. Thức ăn được đơn vị này mang từ ngoài vào.

Trước đó, chiều 14/5, hàng trăm công nhân tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) phải nhập viện theo dõi, cấp cứu, nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Vào trưa cùng ngày, Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tổ chức cho khoảng hơn 3.200 công nhân ăn trưa thành 2 ca (ca 1 lúc 11 giờ 30 phút có khoảng hơn 1.000 suất, ca 2 lúc 12 giờ 30 phút có khoảng 2.000 suất). Suất ăn do Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tự nấu gồm có gà xào, súp lơ xanh, canh đỗ xanh, dưa muối.

Đến khoảng 14 giờ, có 5 công nhân của công ty có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Công ty đã đưa 5 công nhân này đến Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt để cấp cứu.

Khoảng 17 giờ cùng ngày, 3 cơ sở y tế trên địa bàn TP Vĩnh Yên đã tiếp nhận theo dõi, cấp cứu hơn 350 trường hợp của công ty này, nghi ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, còn hàng chục trường hợp công nhân được theo dõi sức khoẻ tại Phòng Y tế của Công ty.

Để bữa ăn không còn là nỗi ám ảnh

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 19.000 ngàn cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống... Ngoài ra, có hơn 1.400 doanh nghiệp có hỗ trợ bữa ăn giữa ca cho người lao động. Doanh nghiệp hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau như tự tổ chức bữa ăn ca tại chỗ, thuê nhà cung cấp bữa ăn ca, phát tiền, hỗ trợ một phần chi phí…

Thời gian qua, mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường công tác quản lý, nhưng tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp, các vụ ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể của các khu công nghiệp, khu chế xuất, tại các trường học, các đám cưới, đám giỗ có xu hướng tăng lên về số lượng và quy mô.

Sau khi xảy ra vụ việc tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom và Sở Y tế, và công đoàn tỉnh đã đến thăm hỏi công nhân tại bệnh viện, đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện huy động lực lượng nhân viên y tế cả trong và ngoài bệnh viện tập trung cấp cứu cho bệnh nhân.

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Công nhân ở Vĩnh Phúc điều trị ở Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Ảnh: BVCC.

Sở Y tế Đồng Nai cũng đã chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, phân tích dịch tễ tìm nguyên nhân gây ra vụ nghi ngộ độc này. Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông và cảnh báo tới các công ty, xí nghiệp, các bếp ăn tập thể để quan tâm hơn tới việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn tại Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định. Đồng thời, tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Các đơn vị phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm; thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Mới đây, trong buổi làm việc tại tỉnh Đồng Nai, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long, cho biết: Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, chế biến thức ăn thuộc diện sản xuất, mà đã sản xuất thì phải đăng ký kinh doanh, nhân viên phải khám sức khỏe và phải được tập huấn. Ông Long yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai siết chặt công tác quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Voice: PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học Công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích nguy cơ và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Ông Long cũng lưu ý: “Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trên phạm vi cả nước là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Do đó, người chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Người tiêu dùng nên chọn mua, sử dụng thực phẩm của những cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm và ngược lại; thận trọng đối với các thực phẩm được bày bán ngoài lề đường, bán hàng rong, nhất là những món ăn được chế biến sẵn”.

Hiện nay, các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mức giá suất ăn cho công nhân thấp, cộng với giá nguyên liệu tăng cao cũng khiến các cơ sở phải lựa chọn những nguyên liệu rẻ tiền, chất lượng kém dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Từ thực trạng trên cho thấy, ngoài đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn về chất lượng.

Theo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, các cấp công đoàn đã đẩy mạnh công tác giám sát bữa ăn ca tại doanh nghiệp; qua đó lưu ý các doanh nghiệp coi trọng an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn.

Hằng năm, các cấp Công đoàn tỉnh Đồng Nai đều phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, thưởng và chất lượng bữa ăn ca tại các đơn vị. Trong mỗi đợt kiểm tra, giám sát, đều nhắc nhở các doanh nghiệp quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn ca và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các hình thức đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bữa ăn ca được thực hiện ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thương lượng, đề xuất với chủ sử dụng lao động từng bước nâng dần chất lượng bữa ăn giữa ca, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để người lao động tái sản xuất sức lao động, cải thiện sức khỏe…

Các chuyên gia cho rằng, an toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người, vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài, không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp và tất cả mọi người đều phải cùng có trách nhiệm, cùng hành động một cách thiết thực, tích cực, đồng bộ thì mới có thể từng bước giải quyết được một vấn đề vô cùng khó khăn, nhạy cảm, phức tạp trong thời gian tới…

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ ...

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm ...

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...