Nhận biết bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng tránh bệnh lay lan cho trẻ
Đời sống - 15/07/2020 18:04 Lâm Dũng (T.H)
Dịch bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng - Ảnh: baotintuc |
Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột với nguồn lây chính là nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do đó, trẻ em dưới 5 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng rất dễ nhận biết nên các bậc phụ huynh có thể phòng, tránh bệnh xảy ra cho con mình.
TS. BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Bác sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E, khám cho bệnh nhi mắc chân tay miệng - Ảnh: baovanhoa |
Tại Bệnh viện E, trong 3 tuần trở lại đây tiếp nhận mỗi ngày từ 10-15 trường hợp tới khám tay chân miệng. Có ngày, Bệnh viện này có tới 4 bệnh nhi phải nhập viện vì có biểu hiện của tay chân miệng cấp độ 2, tức là bệnh nhân sốt li bì, giật mình, run tay chân, đi đứng loạng choạng, thậm chí có trường hợp còn xuất hiện triệu chứng suy tuần hoàn, phù phổi cấp...
Theo ThS. BS. Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E, trong số 4 bệnh nhi này, ngoài 1 trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm là từ người anh bị tay chân miệng cách đây 1 tuần, các trường hợp còn lại đều không rõ nguồn lây. Đây là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng thời gian xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất là khoảng từ tháng 4-6 và tháng 9-10.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc. Ảnh: VGP |
Theo TS. BS Nguyễn Văn Lâm, bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:
Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Một trong những biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiện nay là thường xuyên vệ sinh và rửa tay cho trẻ. - Ảnh: baotintuc |
Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát, Bộ Y tế có chỉ đạo khẩn Trước tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng đột biến tại một số tỉnh, thành, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ... |
Nhận biết bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng tránh bệnh lay lan cho trẻ Trước tình hình gia tăng số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, ... |
Rác thải "bủa vây" hành hạ công nhân KCN Bắc Thăng Long Hơn một năm nay, người dân quanh khu vực gần cổng C, KCN Bắc Thăng Long, đoạn ngay sát chợ đầu mối Đông Anh, thuộc ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định