Nhà ở cho công nhân vẫn thiếu, vì sao?
Người lao động - 29/12/2019 10:21 Lâm Tới
|
Các địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho công nhân tại các KCN. |
Hơn 70% công nhân lao động cần nhà ở
Thống kê của Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, hiện nay cả nước có 2,8 triệu công nhân tại các KCN, khu chế xuất, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở.
Còn theo số liệu khảo sát từ Bộ Xây dựng, hiện tại cả nước mới chỉ hoàn thành đầu tư xây dựng được 87 dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại KCN, quy mô xây dựng khoảng 28.800 căn hộ, qua đó đáp ứng được gần 28% nhu cầu về nhà ở cho công nhân. Như vậy sẽ còn 72% công nhân lao động thiếu nhà ở, phải giải quyết nhu cầu nhà ở bằng mô hình thuê trọ.
Theo tính toán, tại TP. Hồ Chí Minh hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 15% nhu cầu nhà ở cho công nhân. Trong khi đó, tại TP. Hà Nội vấn đề giải quyết nhà ở cho công nhân còn khó khăn hơn, ước tính mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.
Các chuyên gia bất động sản dự kiến, đến năm 2020 TP. Hà Nội cần có thêm khoảng 2 triệu m2 sàn nhà ở cho công nhân tại các KCN. Tương tự TP. Hồ Chí Minh hiện cũng cần hàng triệu m2 mới đáp ứng được nhu cầu của công nhân lao động ngày một đông đảo tại các KCN, khu chế xuất.
Ngoài TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng…cũng phải bứt tốc xây dựng nhà ở công nhân tại các KCN, vì hiện tại những địa phương này, nhu cầu nhà ở công nhân cũng đang gia tăng mạnh, tỉ lệ thuận với sự mở rộng, phát triển các KCN, khu chế xuất, cụm công nghiệp vùng ven.
Anh Mai Văn Hải (quê Thanh hóa), hiện đang làm công nhân tại KCN Quang Minh, Hà Nội cho biết: "Hiện nay nhiều công nhân nơi anh làm việc đang phải thuê phòng trọ, điều kiện ăn ở không đảm bảo. Công nhân rất cần các dự án nhà ở lưu trú công nhân, nhà ở xã hội để yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống".
Tại tỉnh Hải Dương, theo Ban quản lý các KCN tỉnh, ước tính đến năm 2020, số lao động trong các KCN sẽ là 104.500 người và tăng lên 248.000 người vào năm 2030. Theo đó, sẽ có 31.800 lao động trong KCN có nhu cầu về nhà ở trong năm 2020; và con số này sẽ tăng lên là 62.000 người trong năm 2030. Theo tính toán của tỉnh tại Bắc Ninh hiện có khoảng hơn 150 ngàn công nhân đang làm việc tại các KCN, tuy nhiên số công nhân có nhu cầu thuê nhà để ở là hơn 75.000 ngàn người. Ước tính, cứ mỗi năm, con số này tăng lên từ 20 - 30%.
Quỹ đất, câu chuyện minh bạch và sự quyết tâm
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng rất rõ vấn đề nhà ở xã hội. Trong đó dự báo những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có nhiều KCN có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Luật Nhà ở 2014 đã có quy định về nhà ở xã hội. Đặc biệt Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng cũng nêu rất chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân. Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Đối với dự án dưới 10 hécta, có thể linh động nộp bằng tiền, quỹ đất, quỹ nhà tương đương với giá trị đó. Đặc biêt, để nâng cao trách nhiệm trong việc phát triển nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, khu chế xuất và giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030 phấn đấu tất cả KCN, khu chế xuất đều có thiết chế của công đoàn bao gồm cả nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Trong đó, giai đoạn 2017-2018 hoàn thành 10 thiết chế công đoàn; từ năm 2018-2020 hoàn thành và đưa vào sử dụng 40 thiết chế công đoàn và đến năm 2030 phấn đấu tất cả các KCN, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn… Tuy nhiên, tất cả đều chưa đạt được kỳ vọng. Hiện nay nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân lao động.
Tờ báo Người lao động từng dẫn lời TS. Phạm Đình Tuyển, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng rằng: "Không có một tỉnh, thành phố nào công khai quy hoạch quỹ đất cho nhà ở xã hội mặc dù quy định là 20% đất của dự án thương mại dành cho nhà ở xã hội".
Có một thực tế, mặc dù đã có các quy định liên quan đến việc đơn giản hóa và rút gọn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và dự án đầu tư cũng như thủ tục chấp thuận đầu tư, cho phép chuyển đổi cơ cấu dự án… nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chậm, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai dự án mới cũng như thực hiện việc chuyển đổi, cơ cấu lại dự án.
Trên tờ Nhân dân, ông Trần Đức Vinh - Tổng Giám đốc Trần Anh Group cho rằng:" Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản đầu tư nhà ở công nhân bằng cách giảm bớt thủ tục về chính sách mua nhà giá rẻ cho công nhân. Đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính và có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Vì làm nhà giá rẻ lợi nhuận rất thấp, nếu thủ tục hành chính kéo dài, các doanh nghiệp rất khó đầu tư".
Bên cạnh việc đòi hỏi các địa phương công khai, minh bạch quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội; nhiều chuyên gia cũng cho rằng nên xây dựng các chính sách vay vốn ưu đãi với cơ chế, quy định phù hợp, hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và công nhân lao động có nguồn hỗ trợ tài chính để mua nhà. Đặc biệt Nhà nước nên quy định giá đất phù hợp thị trường rồi tùy tình hình cụ thể để dồn đất, đổi thửa, giao đất sạch cho doanh nghiệp; từ đó doanh nghiệp cùng các cơ quan chính quyền địa phương lên kế hoạch thực hiện đầu tư dự án theo nhu cầu của từng khu vực để dự án được triển khai nhanh hơn, tạo sự đa dạng về sản phẩm phù hợp cho người lao động… Điều này sẽ tháo gỡ được điểm nghẽn trong vấn đề nhà ở cho công nhân.
Hơn 1,2 tỉ đồng chăm lo nhà ở cho đoàn viên và người lao động nghèo năm 2019 Trong năm 2019, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai đã bàn giao 39 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” với tổng số tiền ... |
Nhà ở xã hội “ưu tiên bán cho công nhân” vừa vào ở đã bị thấm dột, xuống cấp Nhiều căn hộ ở tòa chung cư nhà ở xã hội “ưu tiên bán cho công nhân” tại TP Đà Nẵng đều bị thấm dột ... |
Bắt người lao động làm việc liên tục 12 giờ một ngày, đúng hay sai? Bắt người lao động làm việc liên tục 12 giờ một ngày, đúng hay sai? Đó là câu hỏi, cũng là sự ấm ức của ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.