Thứ bảy 10/06/2023 14:53
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?

Hướng dẫn pháp luật - HỒNG MINH

Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động, được thực hiện với sự phối hợp của cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế nhiều người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không chốt sổ BHXH. Họ cần làm gì?

Khiếu nại

Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động ngay cả khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Nếu công ty không chốt sổ BHXH, NLĐ có quyền làm đơn khiếu nại và yêu cầu bồi thường số tiền trợ cấp thất nghiệp do lỗi của công ty không thực hiện đúng quy định khiến NLĐ không kịp thời làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu không doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2-20 triệu đồng. Ảnh minh họa: TL

Trường hợp công ty phá sản mà chưa chốt sổ BHXH, căn cứ Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội, NLĐ có thể khiếu nại trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện để yêu cầu giải quyết.

Theo đó, NLĐ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty cũ đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết. Cơ quan này sẽ tiến hành xác minh và liên hệ với cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH cho NLĐ.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, chốt sổ BHXH đến thời điểm công ty cũ đã đóng cho NLĐ. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì cơ quan BHXH sẽ xác nhận bổ sung trên sổ BHXH cho NLĐ, và điều chỉnh quyền lợi cho NLĐ theo tình hình thực tế.

Người lao động nên làm gì khi nghỉ việc mà công ty không chốt sổ BHXH?
NLĐ có quyền khởi kiện nếu doanh nghiệp "phớt lờ" trách nhiệm chốt sổ BHXH cho mình. Ảnh minh họa: TL

2 cách khiếu nại, khởi kiện của NLĐ

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục khiếu nại của NLĐ khi doanh nghiệp không chốt sổ BHXH. Theo đó, có hai lần khiếu nại thể hiện theo thủ tục, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi, bao gồm:

– Khiếu nại lần đầu: Thực hiện khiếu nại tới người sử dụng lao động. Qua đó cho họ hiểu, xác định lại các nghĩa vụ cần thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật. Các khiếu nại phải được doanh nghiệp xem xét, giải quyết trong thời hạn quy định một cách đúng đắn.

Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, NLĐ có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Khiếu nại lần 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, những tranh chấp liên quan đến BHXH, NLĐ có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải. Các vi phạm luật lao động được Tòa án thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền.

Trường hợp này, NLĐ có thể trực tiếp đến Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để khởi kiện. Trong đó, xác định nội dung để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm, NLĐ có thể cân nhắc lựa chọn khiếu nại hoặc khởi kiện cho phù hợp để đảm bảo đòi quyền lợi hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Phạt đến 20 triệu đồng nếu công ty không chốt sổ BHXH cho NLĐ

Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của NLĐ. Theo quy định, thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng ghi nhận trách nhiệm phối hợp chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động như sau: Phối hợp với NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động và được thực hiện với sự phối hợp của cơ quan BHXH. Và, NLĐ không thể tự chốt sổ BHXH tại cơ quan BHXH sau khi đã nghỉ việc. Lúc này, NLĐ phải quay trở lại công ty cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho mình.

Khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) ghi rõ, nếu không chốt sổ BHXH cho NLĐ, phía công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 - 20 triệu đồng, tùy vào số lượng NLĐ bị vi phạm.

Người lao động tự do nhận được nhiều quyền lợi khi đóng BHXH tự nguyện Người lao động tự do nhận được nhiều quyền lợi khi đóng BHXH tự nguyện

Tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, người lao động (NLĐ) tự do sẽ được nhận lương hưu hằng tháng (gấp nhiều lần ...

Người lao động cần làm gì khi bị giãn việc, mất việc? Người lao động cần làm gì khi bị giãn việc, mất việc?

Trước tình trạng một số ngành giảm đơn hàng dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, lao động phải ...

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì? Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không chi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo đúng số lượng và thời hạn đã ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tận dụng lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động (NLĐ).

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Hướng dẫn pháp luật -

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay cách tính lương hưu của hai khu vực nhà nước và tư nhân có sự khác biệt. Cho nên, cùng thời gian tham gia BHXH như nhau nhưng mức lương hưu ở hai khu vực này không tương đồng, dẫn đến nhiều băn khoăn cho người lao động (NLĐ).

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Hướng dẫn pháp luật -

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ

Vì nhiều lý do mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (NLĐ) trước thời hạn. Trình tự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ như nào là đúng luật và NSDLĐ cần phải có trách nhiệm gì với NLĐ?

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Hành vi mua bán sổ BHXH bị xử lý thế nào?

Hành vi mua bán sổ BHXH là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự.

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động (NLĐ) nào cũng được hưởng. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng hiểu đúng và đủ về quyền lợi này dẫn đến việc chịu thiệt thòi.

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Hướng dẫn pháp luật -

Quyền lợi của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp (BNN) là nỗi lo lắng của người lao động (NLĐ) trong những ngành đặc thù. Hiểu biết về quyền lợi của mình khi không may mắc BNN sẽ giúp NLĐ an tâm hơn trong quá trình làm việc và đưa ra yêu cầu chính đáng nếu chưa nhận được mức chi trả theo quy định.

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Hướng dẫn pháp luật -

Những trường hợp người lao động bị tai nạn không được bồi thường

Không phải mọi trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn tại nơi làm việc hay liên quan đến công việc đều được giải quyết chế độ tai nạn lao động. Vậy, những trường hợp đó cụ thể là gì?

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không chi trả lương cho người lao động (NLĐ) theo đúng số lượng và thời hạn đã cam kết. Vậy khi đó, NLĐ nên làm gì để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình?

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Hướng dẫn pháp luật -

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều người lao động (NLĐ) chưa biết, hồ sơ đề nghị kinh phí hỗ trợ BNN gồm những gì và NLĐ sẽ được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đó bao nhiêu.

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Hướng dẫn pháp luật -

Thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra

Tai nạn lao động (TNLĐ) là rủi ro mà người lao động (NLĐ) có thể phải đối mặt trong quá trình làm việc của mình. Hiểu về thời hạn điều tra TNLĐ và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có TNLĐ xảy ra sẽ giúp cho NLĐ không may gặp TNLĐ nắm rõ quyền lợi của mình, từ đó chủ động theo dõi, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, bồi thường theo quy định của pháp luật.