Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân
Pháp luật lao động - 18/07/2024 08:00 Văn Quân
Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí? Khi người lao động khởi kiện thì tạm ứng án phí, án phí là vấn đề được đặc biệt quan tâm. |
Ảnh : Minh hoạ. |
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể dẫn đến khởi kiện. Đối với trường hợp người lao động khởi kiện vụ án, nhiều người quan tâm đến vấn đề điều kiện khởi kiện.
Làm rõ vấn đề này, Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật TNHH XTVN cho biết, để khởi kiện vụ án tranh chấp lao động thì người khởi kiện phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể khởi kiện: Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 186 và khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thứ hai, điều kiện để tranh chấp lao động được xem là tranh chấp lao động cá nhân: Căn cứ Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, một tranh chấp được xem là tranh chấp lao động cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động, tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
- Các bên trong tranh chấp:
+ Giữa người lao động với người sử dụng lao động;
+ Giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Thứ ba, điều kiện về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Căn cứ Điều 32, Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
- Thẩm quyền theo cấp: Các tranh chấp lao động cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, trừ các tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh:
+ Tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
+Tranh chấp cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Do các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án giải quyết. Có thể là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
Thứ tư, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định tại khoản 3 Điều 190 Bộ luật lao động 2019 thì: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”
Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật TNHH XTVN
NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào? Tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về bồi ... |
Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức? Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết ... |
Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không? Người lao động không may gặp tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026