Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?
Pháp luật lao động - 25/07/2024 19:42 Văn Quân
NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công? |
Ảnh minh hoạ. |
Về thắc mắc này của độc giả gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn, theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, pháp luật không có quy định chung về việc hành vi vi phạm kỷ luật lao động xảy ra ngoài nơi làm việc thì có được xử lý kỷ luật không và nếu có thì áp dụng hình thức kỷ luật nào. Tuy nhiên, chúng ta có các quy định liên quan đến việc kỷ luật lao động quy định tại Mục 1 Chương VIII Bộ luật Lao động hiện hành. Điều 127 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
“1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 vừa nêu có thể hiểu chỉ có thể xử lý kỷ luật lao động đối với các hành vi vi phạm sau:
Được quy định trong nội quy lao động;
Có thoả thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết, hoặc;
Pháp luật về lao động có quy định.
Như vậy, hành vi vi phạm của người lao động nếu đã được ghi nhận tại một trong các tài liệu trên, không kể xảy ra tại nơi làm việc hay ngoài nơi làm việc thì đều có thể bị xử lý theo quy định. Hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm một trong các hình thức xử lý được quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải tuân theo quy định của pháp luật, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định, trong đó có những trường hợp hành vi vi phạm được quy định phải xảy ra tại nơi làm việc. Cụ thể Điều 125 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global
Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì? Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nội dung công việc thực tế mà người lao động (NLĐ) tham ... |
NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào? Tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về bồi ... |
NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công? Pháp luật quy định những đối tượng nào không được đình công? |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 30/10/2024 13:37
Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.
Phóng sự điều tra - 23/10/2024 09:24
Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.
Phóng sự điều tra - 18/10/2024 19:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.
Phóng sự điều tra - 17/10/2024 10:52
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"
Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.
Sổ tay pháp luật - 16/10/2024 06:08
Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân