Ngộ độc thực phẩm và những rủi ro từ thức ăn đường phố tại Đà Nẵng
Đời sống - 29/07/2019 11:38 Lê Kung Diễm
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố |
Không nói đến nhà hàng, khách sạn, những quán ăn có đăng ký kinh doanh, nơi việc bảo đảm an toàn thực phẩm được chú trọng và quản lý khá chặt chẽ thì thị trường ăn uống hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống không có giấy phép đăng ký hoạt động. Ở những nơi này, người tiêu dùng không biết nguồn gốc nguyên liệu đã đành, mà còn không biết cả quy trình chế biến có an toàn hay không? Dụng cụ đựng thức ăn có được đảm bảo sẽ không có côn trùng xâm nhập, bụi bám? Khu vực bán hàng ăn có đảm bảo vệ sinh môi trường?
Anh L.V.T, lái xe taxi ở Đà Nẵng kể: “Có lần vô quán cơm tấm có tiếng đông khách nhưng một lần ra sau nhà đi vệ sinh, ngang qua bếp, thấy ba con chuột, con nào con nấy to gần bằng con mèo nối đuôi chạy ào ào, băng qua mấy cái rổ rau là tôi cạch quán đó luôn”. Trên đường Hùng Vương có quán bún chả cá khá đông khách. Tối nọ tôi dẫn ông bạn từ Sài Gòn về, vào ăn. Thấy cô nhân viên hốt rau sống bằng tay trần đã ớn, nhưng khi tôi gắp rau bỏ vào tô mới hoảng. Tô rau sống có lẫn mấy cái xương cá không hề nhỏ. Chứng tỏ rau sống thừa, thay vì đổ đi thì được dùng lại. Tôi hỏi anh chủ quán phở gia truyền trên đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, vì sao thái thịt không dùng găng tay, anh nói “nó khó chịu”, chỉ bốc bánh phở mới cần găng tay thôi. Một cô bán mì Quảng trên đường Ngô Quyền, nói lâu lâu mới có đoàn kiểm tra một lần. Khi nào có đoàn kiểm tra thì mình mang găng tay, cột tóc cao lên và đội mũ… “Mà nói thiệt với chú, đeo găng tay nó vướng lắm! Cũng có quán, người chế biến mang găng cả hai tay nhưng nồi nước dùng lại không có nắp vung…”, cô nói.
Nếu chịu khó quan sát nhiều chỗ bán thức ăn đường phố, vỉa hè, hẻm, việc dùng nước rửa chén bát mới thất kinh. Do chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán nên nguồn nước dành cho rửa tô, ly, chén rất hạn chế, vì thế việc rửa phải tiết kiệm nước. Quán mì Quảng kể trên bán từ sáng đến chiều chỉ dùng hai thùng nước rửa (loại thùng nhựa đựng sơn nước). Tô, bát chỉ được tráng sơ nước rồi lau khô. Bày quán bán bún, mì ở vỉa hè nhưng tô, dĩa, rổ rá đựng bún, mì, rau không được che đậy. Cạnh cái thau rửa bát là thùng chứa nước thừa ruồi bu không nắp đậy! Bà Đ.T.Y.P ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận Hải Châu kể, có lần mua ký bún tươi ở chợ đã hoảng hồn khi thấy người bán dùng tay trần hốt và ngắt sợi bún bỏ vào bao nhựa mà kẽ tay dính bẩn. Vì lý do tế nhị, bà nhắc khéo người bán rồi sau đó bỏ gói bún vừa mua vào… thùng rác dọc đường.
Thức ăn đường phố được bày bán tràn lan không có sự kiểm soát dẫn đến ngộ độc thực phẩm |
Năm 2018, ngành Y tế toàn thành phố đã kiểm tra 11.768 cơ sở, trong đó có 153 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm, bảo đảm an toàn tực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngành Y tế thành phố cũng đã thành lập 95 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó có 75 đoàn liên ngành. Theo thống kê mới nhất của Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố, hiện có 3.739 cơ sở dịch vụ ăn uống, 4.085 dịch vụ ăn uống không đăng ký kinh doanh. Dịch vụ thức ăn đường phố có 3.685 cơ sở. Năm 2018, thanh tra, kiểm tra 3.464 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố tuyến xã, phường nhưng không xử lý trường hợp nào, chỉ cảnh cáo và nhắc nhở. Rất may trên địa bàn đã không xảy ra ngộ độc hàng loạt, đông người, không có tử vong do ngộ độc thức phẩm.
Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng ban Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố chia sẻ: “ Phần lớn cán bộ làm nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện, xã, phường chỉ được đào tạo, tập huấn kiến thức qua các lớp ngắn ngày, chưa được đào tạo chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm ở quận, huyện và xã phường hiện đều kiêm nhiệm, không chuyên trách, vị trí công việc không ổn định nên nắm bắt công việc không kịp thời, còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy phép đăng ký kinh doanh, thức ăn đường phố gặp khó khăn, do các cơ sở này lúc kinh doanh, lúc nghỉ và đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn”.
Xem ra việc xử lý theo các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm còn quá nhiều bất cập. Có lẽ người tiêu dùng phải tự cứu mình trước khi trời cứu.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng