Ngăn ngừa, giải quyết đình công bằng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Nghiên cứu - 16/03/2022 15:14 LÂM CHÍ CÔNG
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyễn Chí Công và đoàn công tác làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đình công. Ảnh: LC. |
28 cuộc đình công sau Tết Nguyên đán
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, tại Nghệ An diễn ra 4 cuộc đình công, lớn nhất là tại Công ty TNHH Viet Glory (sản xuất giày dép) ở huyện Diễn Châu, tại Hà Tĩnh diễn ra 2 cuộc, Ninh Bình 5 cuộc... Phong trào có xu hướng lan rộng theo kiểu “phản ứng dây chuyền”. Theo tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến ngày 15/02, cả nước xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, đình công, giảm 7 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.
Trước hết, những yêu cầu của người lao động tại các cuộc đình công là chính đáng. Cụ thể, công nhân đề nghị tăng lương cơ bản, tăng chế độ độc hại; bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên, chế độ hỗ trợ cho người lao động mắc Covid-19; phản ánh việc trả lương tháng thứ 13 theo thời gian làm việc chưa công bằng. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân thái độ của một số quản lý người nước ngoài không đúng mực với người lao động…
Ngoài ra, cơ quan chức năng phát hiện chủ sử dụng lao động không tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp đối với người lao động; không công khai, minh bạch các chế độ của người lao động, thông tin của doanh nghiệp; tiền lương, tiền công, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca kém...
Kết quả chung của các cuộc đình công là chủ doanh nghiệp đã nhượng bộ, đồng ý đáp ứng toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của công nhân.
Đình công lan rộng, hệ lụy khôn lường
Mặc dù xuất phát từ các lý do chính đáng, tuy nhiên, việc công nhân đình công kéo dài và diễn ra ở nhiều doanh nghiệp theo hiệu ứng dây chuyền gây ra những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết, doanh nghiệp chịu thiệt hại rất lớn. Nếu doanh nghiệp có 10 nghìn công nhân, họ nghỉ việc 1 ngày mà vẫn phải trả lương, tương đương với số tiền bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng/ngày (200 nghìn đồng/công). Trường hợp vi phạm hợp đồng với đối tác bị xử phạt, thì thiệt hại có khi phải tính đến hàng trăm nghìn, hàng triệu USD. Hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp rơi vào thế chẳng đặng đừng nên phải nhượng bộ, nhưng sẽ làm phát sinh tâm lý e ngại, không thiện cảm với người lao động.
Đình công lan rộng sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, hậu quả nhà đầu tư, người lao động và Nhà nước đều thiệt hại, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý không ít đối tượng chỉ đạo, kích động công nhân ngừng việc với động cơ xấu.
Hàng trăm công nhân ở Công ty TNHH Meraki FM VN (tại KCN Đồng An, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) ngưng việc, không vào nhà máy vì cho rằng họ gặp nhiều khó khăn do Covid-19 nhưng chưa nhận được hỗ trợ. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Meraki FM VN cung cấp. |
Bài toán tăng thu nhập cho người lao động
Người lao động cần được hưởng mức thu nhập, đãi ngộ xứng đáng và có môi trường làm việc thuận lợi để tái sản xuất sức lao động, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn trong quan hệ lao động hiện nay là mức lương, thu nhập của công nhân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu bình thường của cuộc sống. Hiện mặt bằng lương công nhân ở Nghệ An, Ninh Bình còn thấp so với công việc cùng ngành nghề ở các khu vực khác như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Sự việc công nhân doanh nghiệp FDI ở Diễn Châu đình công, một lần nữa cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nâng cao thu nhập của công nhân lao động. Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam vì lợi thế nhân công giá rẻ. Họ đầu tư tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, không thể để cho người lao động quá khó khăn, vất vả mà cần có sự hài hòa lợi ích.
Theo đó, luật pháp về tiền lương cần có sự điều chỉnh, bên cạnh quy định mức lương tối thiểu vùng phải bảo đảm mức sống tối thiểu, cần bổ sung các tiêu chí khác như mức lương cho người lao động phải tương ứng với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, lương phải tăng hằng năm theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)…
Đồng thời, các địa phương trong quá trình thu hút đầu tư cần quan tâm, bổ sung tiêu chí “bảo đảm thu nhập cho người lao động” bên cạnh các tiêu chí như bảo đảm an toàn môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại… Cần coi việc đảm bảo thu nhập người lao động ở mức khá, có tích lũy là tiêu chí quan trọng cho kết quả, thành tựu trong thu hút đầu tư, không nên thu hút đầu tư bằng mọi giá.
|
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ
Tuy nhiên, công nhân cũng cần hiểu, chia sẻ và đồng hành doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc kiến nghị tăng lương, bảo đảm các chế độ phúc lợi phải tiến hành thông qua các tổ chức và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn cần khẩn trương, rốt ráo vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để xây dựng quan hệ lao động đúng luật, hài hòa và bền vững. Cần xây dựng, củng cố niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp. Đây là một giải pháp có tính căn cơ và bền vững, được tạo nên bởi sự minh bạch thông tin, tăng cường đối thoại, phát huy dân chủ, thiết lập kỉ cương để người lao động tin tưởng và gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp cần có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động như cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phòng chống dịch bệnh, nhà ở cho công nhân, hỗ trợ kết nối cung cầu lao động... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Công đoàn Nghệ An: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động ngăn ngừa đình công Ngay sau Tết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 4 cuộc đình công, ngừng việc tập thể của CNLĐ. Để thông tin ... |
Giải quyết vấn đề di cư lao động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Thời gian qua, tình trạng di cư lao động (DCLĐ) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng diễn biến phức tạp, có ... |
Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp Trong thời gian gần đây, có nhiều cuộc ngừng việc tập thể do tranh chấp lao động xảy ra ở nhiều doanh nghiệp có vốn ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng