Quảng Nam:

Lao động nữ hưởng thêm 3 quyền lợi sau đối thoại

Lao động nữ tại Công ty TNHH AMANN Việt Nam được tăng mức hỗ trợ nuôi con nhỏ; nghỉ 1 tiếng trong giờ làm để vắt sữa; ngày quốc tế phụ nữ được nghỉ và hưởng nguyên lương hoặc nhận hỗ trợ 200 nghìn đồng.
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

Thống nhất 3 nội dung trong đối thoại

Ba quyền lợi nói trên vừa được thỏa thuận trong cuộc đối thoại giữa Công đoàn cơ sở (CĐCS) và đại diện người sử dụng lao động tại Công ty TNHH AMANN Việt Nam (Khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), ngày 20/9.

Cuộc đối thoại do LĐLĐ tỉnh Quảng Nam tổ chức. Đồng chí Trần Thu Phương - Phó trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện công nhân Công ty tham dự hội nghị.

Sau đối thoại, lao động nữ được hỗ trợ 200.000đ/ngày/người/sự kiện dịp lễ 8/3 và 20/10
Quang cảnh cuộc đối thoại. Ảnh: Hoài Nam

Đây là hoạt động điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”. Quảng Nam là một trong 6 tỉnh của cả nước được chọn triển khai hoạt động này.

Buổi đối thoại giữa CĐCS - đại diện người lao động và bà Mai Thị Li - Giám đốc Tài chính Công ty TNHH AMANN Việt Nam - đại diện chủ sử dụng lao động.

Đại diện BCH CĐCS Công ty đề xuất 3 quyền lợi cho lao động nữ, gồm: tăng mức hỗ trợ cho người lao động nuôi con nhỏ đưới 6 tuổi (từ 50.000 đồng lên mức 100.000 đồng/tháng/cháu); lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoài chế độ nghỉ ngơi 60 phút mỗi ngày theo quy định còn được nghỉ thêm 60 phút trong giờ làm việc để vắt sữa, nếu không có nhu cầu mà vẫn làm việc thì công ty tính thêm 100% lương; các ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, lao động nữ được nghỉ hưởng nguyên lương; hoặc doanh nghiệp hỗ trợ tiền mặt 300.000 đồng/người.

Công đoàn cho biết, công ty hiện có 114 lao động nữ. Tình hình đơn hàng của công ty hiện có giảm nhưng vẫn duy trì ổn định. Việc đề xuất tăng 3 quyền lợi cho lao động nữ nêu trên nếu được đáp ứng sẽ là sự động viên lớn, giúp họ yên tâm sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.

Sau đối thoại, lao động nữ được hỗ trợ 200.000đ/ngày/người/sự kiện dịp lễ 8/3 và 20/10

Ký kết biên bản thỏa thuận sau đối thoại giữa người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động. Ảnh: Hoài Nam

Sau khi xem xét, đại diện người sử dụng lao động đồng ý với cả 3 nội dung đề xuất của CĐCS. Tuy nhiên, ở nội dung “vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, lao động nữ được nghỉ và hưởng nguyên lương; hoặc doanh nghiệp hỗ trợ tiền mặt 300.000 đồng/người”, người sử dụng lao động đồng ý hỗ trợ tiền mặt 200.000 đồng/người. Hai bên thống nhất thời gian thực hiện từ ngày 01/01/2025.

Bà Mai Thị Li - Giám đốc Tài chính Công ty TNHH AMANN Việt Nam cho biết, hoạt động thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp diễn ra trong nhiều năm qua. Có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động như thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn trong các ngày lễ lớn; thưởng tháng lương 13 cho người lao động; trang bị phòng y tế, phòng vắt, trữ sữa mẹ; khám sức khỏe định kỳ...

Dự kiến thời gian tới, Ban Chấp hành CĐCS sẽ đề xuất thêm với lãnh đạo công ty một số nội dung hỗ trợ người lao động.

Vượt qua “rào cản” xây dựng quan hệ hài hòa

Đồng chí Trần Thu Phương - Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá buổi đối thoại đáp ứng tất cả các yêu cầu được quy định trong Bộ luật Lao động và rất thành công.

Sau đối thoại, lao động nữ được hỗ trợ 200.000đ/ngày/người/sự kiện dịp lễ 8/3 và 20/10
Đồng chí Trần Thu Phương (trái) trao đổi bên lề cuộc đối thoại với đại diện doanh nghiệp. Ảnh: Hoài Nam

Theo đồng chí Trần Thu Phương, hoạt động nữ công công đoàn mà hoạt động chính là phải chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. Để triển khai các hoạt động này thì các quy định trong Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở cũng đã thể hiện rất rõ; các văn bản dưới luật cũng đã thể hiện rất rõ nội dung này.

“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nếu chúng ta chỉ tập trung tuyên truyền về luật thì các anh chị ở CĐCS chưa thể nắm hết được. Chính vì thế mà chúng tôi nghiên cứu cách thức tuyên truyền theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, làm mẫu mọi công đoạn và tư vấn mọi nội dung sao cho chuẩn nhất theo quy định của pháp luật để mọi người nắm hết được các quy định của Luật. Và từ những mẫu như vậy, các anh chị ở CĐCS sẽ triển khai tại các doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng mong những nội dung đàm phán có lợi cho lao động nữ như thế, các anh chị ở CĐCS thấy rằng đây thực sự là hoạt động rất ý nghĩa, luôn có tác dụng với lao động nữ và được lao động nữ ủng hộ thì dễ nhân rộng”, đồng chí Trần Thu Phương nói.

Sau đối thoại, lao động nữ được hỗ trợ 200.000đ/ngày/người/sự kiện dịp lễ 8/3 và 20/10
Không khí cởi mở, thấu hiểu và tạo những đồng thuận cao tại cuộc đối thoại. Ảnh: Hoài Nam

“Không phải lúc nào cũng đấu tranh mà chúng ta cần sự linh hoạt, mềm dẻo và khôn khéo của cán bộ Công đoàn. Nếu như các đồng chí ấy biết được đặc điểm tình hình doanh nghiệp, của đoàn viên của mình, thì từ nhu cầu chính đáng của đoàn viên và với chức năng nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người lao động trong đó có lao động nữ, cán bộ Công đoàn cũng sẽ tìm được cách hài hòa các mối quan hệ, giúp người lao động có những chính sách tốt, từ đề xuất ấy mà doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của họ, qua đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp lên, các đơn hàng của doanh nghiệp theo đó có được nhiều hơn, được khách hàng đánh giá cao hơn. Tôi cho rằng hoạt động này thiết thực của cả hai bên và đôi bên cùng có lợi”, đồng chí Phương nói thêm.

Công ty TNHH AMANN Việt Nam là thành viên của Tập đoàn AMANN, chuyên sản xuất và cung cấp chỉ may, chỉ thêu chất lượng cao. Công ty được thành lập năm 2012, hiện có 233 công nhân lao động, trong đó có 114 lao động nữ. Số lao động đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi tại công ty là 88 người.

Đồng chí Trần Thu Phương, Phó trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ một số nội dung liên quan cuộc đối thoại.

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen” Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao ...

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen” Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn ...

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.