Mùng Sáu Tết - vào mùa lễ hội
Đời sống - 30/01/2020 08:10 Dương Minh Hoàng
Ngày mùng Sáu Tết mở màn mùa lễ hội Canh Tý 2020. Trong ảnh; Lễ hội "Lùng tùng" - Lễ hội Xuân Ba Bể. Ảnh dulich.backan.gov.vn |
Mùng Sáu Tết, rất nhiều lễ hội lớn trên cả nước đồng loạt khai hội. Bà con Tày - Nùng miền núi phía Bắc nô nức đi hội “Lùng tùng”. Hầu hết các làng xã đều có lễ hội “lùng tùng” của mình; các lễ hội lớn là Hội “Lùng tùng” Ba Bể, Phủ Thông. Phần lễ gồm các yếu tố thiêng, các vật cúng, tế thành tâm và tinh khiết. Những người đi rước kiệu gồm trai làng từ 18 đến 25 tuổi, tất cả đều phải trai giới, nghĩa là chưa quan hệ nam nữ; không ăn uống các vật uế tạp như rượu, thịt chó; không gian dối và làm điều ác. Phần hội gồm các trò chơi, trò diễn và ăn uống. Các trò chơi và việc ăn uống lớn nhỏ tuỳ vào điều kiện kinh tế của cộng đồng. Nổi tiếng nhất là tục ném còn, bên cạnh nhiều trò chơi dân gian, dân vũ đặc sắc khác.
Lễ hội Chùa Hương cũng khai hội ngày mùng Sáu Tết; đây lễ hội lớn nhất cả nước và kéo dài đến hết tháng Giêng. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, là một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với cảnh quan hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật.
Trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi người Việt. Năm 1770, khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn đã đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (động đẹp nhất trời Nam). Nơi đây được rất nhiều thi nhân lui tới và có cảm hứng sáng tạo nên nhiều tác phẩm bất hủ... Chùa Hương không chỉ là thắng cảnh một vùng miền, mà còn là di tích cấp quốc gia đặc sắc với những giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc, đó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xưa đến nay. Chỉ cách thủ đô 62 km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, Hương Sơn là lựa chọn của hàng triệu người trong suốt tháng Giêng.
Lễ hội Chùa Hương, lễ hội lớn nhất, kéo dài nhất trong năm khai mạc vào mùng Sáu Tết. Ảnh hanoimoi.com.vn |
Hội Gióng Sóc Sơn, Hà Nội cũng khai mạc ngày mùng Sáu Tết. Đây là một lễ hội truyền thống hàng năm để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Thực ra, có tới hai Hội Gióng lớn là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; đây là hai Lễ Hội đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (Phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên)...
Cũng mùng Sáu Tết, khai hội lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh baotintuc.vn |
Giá trị nổi bật toàn cầu ở Hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, Hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
Cũng khai mạc ngày mùng Sáu Tết, ở phía Bắc không thể không kể lễ hội Đền Đuổm tại núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là lễ hội vào hàng lớn nhất ở trung du miền núi phía Bắc. Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh, một thủ lĩnh người Tày ở phủ Phú Lương (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ngày nay) dưới thời nhà Lý. Ông liên tục được triều đình của các vua Lý Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông giao cho cai quản phủ Phú Lương và làm được nhiều việc lớn, góp phần quyết định giữ vững an ninh biên giới phía Bắc. Ông được vua Lý Nhân Tông gả cho con gái là công chúa Diên Bình vào năm 1127 và được vua Lý Anh Tông gả cho con gái là công chúa Thiều Dung vào năm 1144.
Lễ hội Đền Đuổm, Thái Nguyên. Ảnh thainguyentourism. |
Còn rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khai hội vào mùng Sáu Tết trên cả nước, mở màn cho mùa lễ hội năm Canh Tý 2020. Trong tháng Giêng, người dân cả nước còn nhiều lễ hội khác để dự: Lễ hội Cổ Loa (hà Nội), Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Khai ấn Đền Trần (Nam Định), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Lễ hội Cầu Ngư (Huế), Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)...
Thời tiết ngày 30/1: Miền Bắc vẫn còn rét Trong ngày đầu tiên đi làm (30/1, tức mùng 6 Tết) sau Tết Nguyên đán 2020, miền Bắc vẫn còn rét, có nơi rét đậm; ... |
132 người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán, gần 6.000 ca lây nhiễm Theo thống kê vào hôm nay (29/1), 132 người đã tử vong vì viêm phổi Vũ Hán, và gần 6.000 ca được xác nhận nhiễm ... |
Nhân viên Đường sắt trước dịch viêm phổi Vũ Hán Đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona chủng mới lây nhiễm tới ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng