Mùa lễ hội và văn hoá tâm linh
Cà phê tối - 04/03/2022 14:30 PHẠM XUÂN DŨNG
Tỉnh Nam Định quyết định tạm dừng lễ khai ấn đền Trần trong dịp Xuân Nhâm Dần 2022 vì Covid-19 - Ảnh minh hoạ: NAM TRẦN (Báo Tuổi trẻ) |
Mặc dù hai năm nay đại dịch Covid-19 "giơ nanh vuốt" đe dọa nên Nhà nước đã có những chính sách khá kịp thời giảm thiểu đáng kể việc tổ chức các lễ hội truyền thống, tuy nhiên đây cũng là biện pháp tình thế. Khi dịch giã yên dần, cuộc sống bình thường trở lại thì các lễ hội sẽ như trước và văn hóa tâm linh vẫn là câu chuyện lâu dài không thể không nói đến.
Cũng trong những năm gần đây, mặt trái của các lễ hội cũng bộc lộ quá rõ. Đó là tình trạng buôn thần, bán thánh, cổ xúy cho mê tín dị đoan, phát sinh nhiều nghi lễ rườm rà, không đúng quy tắc tôn giáo, nạn cúng bái linh đình, cầu danh, cầu lợi phổ biến và thô thiển... tâm lý thực dụng lên ngôi, lan rộng đến những nơi được coi là linh thiêng, lẽ ra tránh xa những thói hư tật xấu phàm tục.
Cũng cần nói thẳng, trong số những người mê muội theo lễ hội không chỉ có bà con bình dân mà có nhiều người là trí thức hẳn hoi, chưa kể một số quan chức; rồi nạn tranh cướp ấn, cầu tài lộc theo lối chợ búa, dâng sao giải hạn tràn lan và không đúng lễ nghi... cũng đã làm biến dạng đời sống tâm linh. Đó quả thực là những vấn nạn cần phải nhìn nhận và phải sớm điều chỉnh.
Vậy hiểu thế nào là mới đúng văn hóa tâm linh? Điều này nói ra có thể tốn không ít giấy mực, nhưng nôm na có thể hiểu đó là thái độ biết ơn ông bà tổ tiên, biết ơn những người có công với làng, với nước, là hướng thiện làm việc lành, tránh việc dữ, là sống có ích với bản thân mình và với gia đình, cộng đồng...
Người có văn hóa tâm linh có thể không có trình độ học vấn cao, hiểu biết giáo lý và nghi lễ hạn chế nhưng vẫn đáng trân trọng vì họ sống thực lòng, không quá câu nệ hình thức. Và chỉ cần căn cứ hai điều: thành tâm và tiết kiệm là có thể nhận ra văn hóa tâm linh. Lòng thành có thể khó thấy hết nhưng tiết kiệm thì quá rõ ràng.
Một người cung kính thắp hương khấn nguyện với nghi lễ trang trọng và giản dị nói theo kiểu dân gian là "lễ bạc lòng thành" thì không thể là kẻ hối lộ thần thánh, không thể có tâm địa đổi chác ở chốn linh thiêng. Vì người thành tâm đến với đời sống tâm linh một cách nhẹ nhàng, không ồn ào, phô trương và thực dụng, họ tìm sự bằng an trong tâm hồn và không khí chan hòa là chính.
Ngày nay, nhiều người hay nói đến văn hóa giao thông mà chưa đề cập văn hóa tâm linh đúng mức. Nếu văn hóa giao thông làm giảm thiểu những tổn thương thân thể thì văn hóa tâm linh sẽ làm dịu đi những âu lo tinh thần, lấy lại thăng bằng cho nội tâm.
Việc xây dựng văn hóa tâm linh là câu chuyện lớn, tùy thuộc vào rất nhiều người, vào cộng đồng. Từ những nhà quản lý yêu và hiểu văn hóa cho đến các nhà khoa học chuyên ngành có uy tín, các trí thức và đại chúng. Đừng nghĩ văn hóa không làm ra tiền thì không nên quá quan tâm, tuy có khi nó không làm ra tiền nhưng nó dạy cho con người biết kiếm tiền và tiêu tiền đúng nghĩa.
Hãy nhìn sự lãng phí kinh khủng nhân lực, vật lực, thời gian trong các lễ hội sẽ không khỏi giật mình. Cải cách chính trị và kinh tế nếu không có văn hóa đồng hành sớm muộn cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa “Thừa Thiên Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa”, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định với ... |
Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
Niềm tin tâm linh Việc lãnh đạo Hà Nội giao các bên liên quan xác minh làm rõ thông tin hoạt động có tính chất dị đoan với nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng