Thứ sáu 19/04/2024 13:31

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Chính sách mới - ĐỖ THIỆM

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai vừa tổ chức hội nghị phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi); hầu hết ý kiến đều cho rằng cần thiết phải sửa đổi luật.

Hội nghị được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp tại LĐLĐ tỉnh Gia Lai và trực tuyến tại 22 điểm cầu của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Đồng chí Nguyễn Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh chủ trì hội nghị; cùng tham dự còn có PGS. TS. Nguyễn Danh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Gia Lai và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh gồm: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở LĐ-TBXH, cùng cán bộ công đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
LĐLĐ tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: ĐVCC

Sự cần thiết sửa đổi Luật Việc làm

Đồng chí Nguyễn Ngọc Minh cho biết, đây là hoạt động thiết thực nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong giám sát và phản biện xã hội theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).

“Đây là dự án luật có rất nhiều quy định liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức Công đoàn phải chủ động tham gia ngay từ khi xây dựng dự thảo, phản biện và góp ý những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn để luật này được hoàn thiện hơn khi áp dụng vào đời sống” – đồng chí Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ.

Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ Gia Lai cũng nhận định, trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng, bổ sung và ngày càng hoàn thiện trên nhiều mặt, lĩnh vực của đời sống, từng bước thể chế hóa đường lối, quan điểm và định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý để các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có lĩnh vực việc làm.

Được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 16/11/2013, Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về việc làm của Việt Nam, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề về chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp.

Sau 7 năm thực hiện, Luật Việc làm năm 2013 đã bộc lộ một số bất cập, một số quy định không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sự chuyển đổi sang nền kinh tế số; chưa đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan (Bộ Luật Lao động; Luật Bảo hiểm xã hội...); một số quy định của Luật Việc làm 2013 chưa bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Nhiều đại biểu tham gia phản biện, góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: ĐVCC

Nhiều ý kiến phản biện, góp ý

Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động của LĐLĐ tỉnh Gia Lai đã giới thiệu quan điểm chỉ đạo trong xây dựng dự án Luật Việc làm và bố cục, nội dung cơ bản của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, có cơ sở phản biện và đóng góp ý kiến.

Cụ thể, quan điểm chỉ đạo trong xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi) đó là: Bảo đảm quyền làm việc, phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Hiến pháp năm 2013; thể chế hóa quan điểm, đường lối tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII; quan điểm, chủ trương, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018, Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (nội dung về bảo hiểm thất nghiệp) và các văn kiện, nghị quyết có liên quan.

Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực trạng thị trường lao động, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động, nhất là lao động không có quan hệ lao động được tham gia và thụ hưởng các chính sách, chế độ. Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có đặc điểm tương đồng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp các cam kết, tiêu chuẩn về lao động, việc làm trong các Công ước, Thỏa thuận, Hiệp định hợp tác mà Việt Nam đã tham gia.

Tại hội nghị, đã có 20 lượt ý kiến tham gia, trong đó có 16 ý kiến từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các ban LĐLĐ tỉnh; 4 ý kiến từ chuyên gia và các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Toàn cảnh hội nghị phản biện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) của LĐLĐ tỉnh Gia Lai. Ảnh: ĐVCC

Theo đó, các ý kiến đều thống nhất với bố cục dự thảo đề cương chi tiết Luật Việc làm (sửa đổi) lần này bao gồm 08 Chương và 76 Điều (tăng 1 Chương và 14 điều so với Luật Việc làm năm 2013).

Cùng với đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm nhóm yếu thế, đề xuất nên tách thành 2 nhóm là nhóm yếu thế và nhóm đặc thù để xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp hơn.

Hay ý kiến đề nghị bổ sung vào nhóm người cần được ưu tiên hỗ trợ (chính sách tạo việc làm) các đối tượng đã hoàn thành án phạt tù, các đối tượng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nội dung về dịch vụ việc làm cần bổ sung nội hàm về dịch vụ việc làm để phù hợp hơn với công ước 88, bổ sung thêm phần quy định đối với nhóm khách hàng là người sử dụng lao động...

Các ý kiến phản biện, góp ý dự thảo đề cương chi tiết Luật Việc làm (sửa đổi) đều được LĐLĐ tỉnh Gia Lai tổng hợp gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Gia Lai và Tổng LĐLĐ Việt Nam để báo cáo Ban soạn thảo xem xét, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn.

Công đoàn Gia Lai đổi mới hoạt động trong tình hình mới Công đoàn Gia Lai đổi mới hoạt động trong tình hình mới

Các cấp Công đoàn ở Gia Lai đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực với những cách làm sáng tạo và hiệu quả, chỉ ...

Gia Lai: Thêm 1 thoả thuận hợp tác với nhiều phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ Gia Lai: Thêm 1 thoả thuận hợp tác với nhiều phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai vừa ký kết thêm 1 thoả thuận hợp tác mới với Công ty Cổ phần Sữa Hà ...

Công đoàn tỉnh Gia Lai: Không để tình trạng sử dụng lao động thiếu an toàn Công đoàn tỉnh Gia Lai: Không để tình trạng sử dụng lao động thiếu an toàn

Xác định việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.

Bản tin công nhân: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu

Bản tin công nhân ngày 18/4/2024: Tuyển lao động nam cao trên 1m58, không xăm mình đi Nhật, lương 35 triệu; Lương chưa tăng giá phòng đã tăng 2 triệu đồng, lao động quyết bỏ phố; Lao động trẻ dễ mất việc hơn người trung niên, nguyên nhân bất ngờ...

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7 Tôi công nhân

Lịch nghỉ 30/4-1/5 của người lao động đi làm thứ 7

Theo lịch thông thường, nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp vẫn làm việc ngày thứ Bảy thì sẽ chỉ được nghỉ hai ngày 30/4 - 1/5 và không được nghỉ bù vào các ngày khác.

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Trả lời câu hỏi vào nghiệp đoàn để được gì?

Đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chia sẻ về hoạt động của Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội và kinh nghiệm thu hút lao động phi chính thức tham gia công đoàn.

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024 Pháp luật lao động

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên năm 2024 sẽ thay đổi theo cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Bản tin công nhân: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50 Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50

Bản tin công nhân ngày 17/4: Người lao động nghẹn ngào khi mất việc ở tuổi 50; Doanh nghiệp đảm bảo nghỉ lễ và đơn hàng; Có việc làm, thu nhập, công nhân chi tiêu thoải mái hơn; Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ năm 2024 là bao nhiêu?

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Chính sách mới -

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Người lao động ở Hà Nội bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ mức từ 700 nghìn đến 3 triệu đồng.

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Chính sách mới -

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692), trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Công đoàn -

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Chính sách mới -

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết và đảm bảo trả lương, thưởng cuối năm cho người lao động (NLĐ).

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Chính sách mới -

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thu nhập đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Chính sách mới -

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc lộ những điểm bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.