Thứ sáu 03/05/2024 09:56

“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?

Nghiên cứu - TS. PHẠM THỊ THU LAN - Viện Công nhân và Công đoàn

Áp lực và căng thẳng tăng cao đối với nhân viên y tế (NVYT) trong phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua cho thấy, đã đến lúc cần coi đây là một bệnh nghề nghiệp (BNN) của họ. Điều này không phải là một phát kiến mới mẻ, bởi đây là một loại BNN đã được phát hiện, định danh từ lâu trên thế giới.
“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?
“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?. Ảnh minh họa.

“Kiệt sức nghề nghiệp”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Kiệt sức nghề nghiệp” (Occupational burnout) là một hội chứng căng thẳng mạn tính liên quan đến công việc, với triệu chứng đặc trưng là cảm giác cạn kiệt năng lượng hoặc kiệt sức, cảm giác tiêu cực hoặc hoài nghi liên quan đến công việc, từ đó làm giảm hiệu quả nghề nghiệp.

Năm 1974, Herbert Freudenberger, một nhà tâm lý học người Mỹ lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "kiệt sức" trong công bố trên một tạp chí khoa học nghiên cứu về hội chứng này. Nghiên cứu của ông dựa trên quan sát về các nhân viên tình nguyện tại một phòng khám miễn phí dành cho người nghiện ma túy. Theo ông, tình trạng kiệt sức là một loạt các triệu chứng bao gồm kiệt sức do yêu cầu quá mức của công việc cũng như các triệu chứng thể chất như đau đầu và mất ngủ, "dễ nổi nóng" và suy nghĩ khép kín. Ông quan sát những người làm việc kiệt sức biểu hiện ở vẻ ngoài, hành động và sự chán nản. Sau khi nghiên cứu được xuất bản, sự quan tâm đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ngày càng tăng.

Năm 1981, Christina Maslach, một nhà tâm lý học xã hội người Mỹ mô tả sự kiệt sức liên quan tới cảm xúc suy giảm xuống tột bậc trong đối xử với khách hàng, sinh viên hoặc đồng nghiệp bằng sự xa cách hoặc hoài nghi, và giảm cảm giác về thành tích cá nhân liên quan đến công việc. Maslach và Susan Jackson cũng xuất bản một công cụ đánh giá tình trạng kiệt sức, tập trung vào các nghề dịch vụ như giáo viên, nhân viên xã hội. Cho đến nay, công cụ này được điều chỉnh để đánh giá sức khỏe tâm thần trong nhiều ngành nghề khác trên thế giới.

Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Hà Lan định nghĩa "kiệt sức" là một dạng phụ của rối loạn điều chỉnh. Ở Hà Lan, tình trạng kiệt sức được đưa vào sổ tay và NVYT được đào tạo về chẩn đoán và điều trị. Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia Thụy Điển đề cập tới suy nhược thần kinh và coi tình trạng này còn nghiêm trọng hơn tình trạng kiệt sức. Những người Thụy Điển bị kiệt sức nặng được coi là bị suy nhược thần kinh, được xếp cùng nhóm với rối loạn điều chỉnh và rối loạn căng thẳng sau chấn thương - là những tình trạng do căng thẳng quá mức gây ra và vẫn kéo dài sau khi các yếu tố gây căng thẳng đã được loại bỏ.

Căng thẳng trong công việc có thể dẫn tới đột tử hay tự tử. Nước Nhật bị ám ảnh bởi căn bệnh Karoshi (đột tử vì làm việc quá sức). Tổng Công đoàn Quốc tế (ITUC) tổng kết: “Ngày nay, bạn không còn treo mình trên giàn giáo, mạo hiểm tính mạng vì công việc, nhưng sự bấp bênh, căng thẳng trong công việc và làm việc quá sức cũng có thể khiến bạn ốm, thậm chí giết chết bạn, với tỷ lệ còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ tai nạn lao động”.

“Kiệt sức nghề nghiệp” hiện nay đã được thừa nhận trong danh mục BNN của Đan Mạch, Estonia, Pháp, Hungary, Latvia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển...

“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?
Stress, sang chấn tâm lý, thậm chí trầm cảm và bỏ việc là hậu quả của những áp lực tinh thần mà nhân viên y tế phải chịu đựng trong đại dịch. Trong ảnh: Các bác sĩ Bệnh viện hồi sức Covid-19 (TP. Hồ Chí Minh) đang điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, tháng 8/2021. Ảnh: Thành Nguyễn.

Covid-19 và căng thẳng nghề nghiệp của NVYT

Kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn về tác động của đại dịch Covid-19 đến NLĐ cho thấy: Trong khi ở đa số các ngành khác, NLĐ bị tác động liên quan tới mất việc, giảm giờ làm việc do giãn việc, nghỉ việc không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động,…thì NLĐ ngành Y tế chịu tác động theo chiều ngược lại.

Theo khảo sát của Công đoàn Y tế Việt Nam (CĐYTVN), số giờ làm việc của NVYT tăng trung bình 3,65 giờ/ngày và cường độ làm việc tăng cùng với số lượng ca mắc mới tăng hay số người cách ly, xét nghiệm tăng... Covid-19 khiến cho môi trường làm việc của NVYT vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các BNN và phơi nhiễm bệnh tật trở nên không an toàn. Tính đến ngày 19/8/2021, đã có khoảng hơn 2.300 NVYT nhiễm bệnh và

3 người tử vong. Họ không chỉ lo lắng bản thân mắc bệnh mà còn lo sẽ lây nhiễm cho đồng nghiệp, gia đình. "Họ là người áp lực nhất, khi chính mình là những người chiến đấu tuyến đầu lại bị nhiễm bệnh, không thể tiếp tục chăm sóc điều trị cho người bệnh. Nếu cộng đồng, xã hội không đồng cảm, chia sẻ, cảm thông thì những áp lực đó sẽ khiến cho các y bác sĩ bị stress", PGS. TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch CĐYTVN chia sẻ.

Theo Bộ Y tế, đại dịch Covid-19 khiến 60% NVYT phải làm việc tăng lên đáng kể, trong đó 40% bị suy giảm về sức khỏe thể chất, 70% bị lo lắng và trầm cảm. Căng thẳng đã khiến nhiều NVYT xin nghỉ việc. Chỉ riêng ở TP. Hồ Chí Minh trong đợt dịch thứ tư, có khoảng 1.000 NVYT xin nghỉ việc. PGS. TS. Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19 Hà Nội, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ: "Lý do nghỉ việc không hẳn là do thu nhập giảm mà do áp lực công việc kéo dài, vượt qua sức chịu đựng thì họ cần được nghỉ ngơi".

Thời điểm làm việc thường xuyên trái với quy luật sinh học cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất và tinh thần của NVYT, đặc biệt đối với phụ nữ. 63% NVYT cho biết ngoài việc chống dịch, họ vẫn phải lo lắng việc nhà cho gia đình và người thân. Nhiều cán bộ làm việc trong khu cách ly khi người thân mất không thể về được.

“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?
Cán bộ Công đoàn ngành Y tế Bắc Giang tặng quà cho lực lượng y, bác sĩ tuyến đầu phòng, chống dịch. Ảnh: Bích Hợp.

Không chỉ gia tăng áp lực, trong công việc hằng ngày, NVYT cũng đối mặt với những tình huống căng thẳng không tránh khỏi. Nhiều y, bác sĩ và NVYT ở các khoa cấp cứu bị người nhà bệnh nhân xúc phạm, hành hung khi người thân của họ bị bệnh nặng, tính mạng bị đe dọa, khiến họ hoảng hốt, rối trí nên bức xúc và không kiểm soát được bản thân.

NVYT làm việc trong môi trường thường xuyên chứng kiến sự ốm yếu, đau đớn, mệt mỏi của bệnh nhân, thậm chí là chết chóc... phải chịu áp lực tâm lý lớn, mặc dù đã được rèn luyện. "Môi trường làm việc độc hại, mức độ truyền nhiễm, hóa chất, phóng xạ, nóng bức... Thái độ của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cả về ngôn ngữ và thể chất cũng làm cho áp lực của NVYT tăng cao", PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, nguyên Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Y tế Công cộng phân tích.

Sức ép lớn của môi trường làm việc khiến tỉ lệ nhân viên y tế bị stress rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% số nhân viên bị stress ở mức cao, 42% bị stress ở mức trung bình. Hơn 20% số điều dưỡng cho biết họ thường xuyên có các biểu hiện nhức đầu, cảm giác lo âu, căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường…Các yếu tố gây stress liên quan tới phản ứng của bệnh nhân và người nhà, làm việc quá nhiều giờ, áp lực công việc cao, điều kiện làm việc thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến…Khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cũng khẳng định áp lực công việc cao và căng thẳng qua trả lời của 87,4% NVYT. Trong dịch bệnh Covid-19, căng thẳng và áp lực tăng gấp nhiều lần.

“Kiệt sức nghề nghiệp” thành bệnh nghề nghiệp - bao giờ?
Cán bộ y tế phường Tương Mai (Hoàng Mai, TP. Hà Nội) làm việc không phút nghỉ ngơi khi dịch bệnh bùng phát ở TP. Hà Nội, tháng 3/2022. Ảnh: Đình Hiếu.

Vai trò của công đoàn

Là tổ chức đại diện cho NLĐ, Công đoàn Việt Nam, đặc biệt là CĐYTVN đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho cán bộ, NVYT, đoàn viên công đoàn tham gia phòng, chống dịch Covid-19 như: Tuyên truyền phòng, chống dịch; triển khai xét nghiệm định kỳ và tiêm vắc xin cho cán bộ, NVYT; thành lập Quỹ phòng, chống Covid-19; đề xuất, kiến nghị Bộ Y tế tiêm vắc xin mũi 3 cho cán bộ, NVYT tham gia chống dịch; đề xuất, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ có chế độ chính sách phong liệt sĩ đối với cán bộ, NVYT hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ; kiến nghị Chính phủ đảm bảo lương cho cán bộ, NVYT ở đơn vị tự chủ và đầu tư trang thiết bị cho y tế tuyến xã, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhiều chế độ, chính sách được ban hành kịp thời nhằm hỗ trợ, động viên tinh thần cho y, bác sĩ, NVYT như: Nghị quyết số 16/NQ-CP về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch; Nghị quyết số 58/NQ-CP, trong đó hướng dẫn chế độ chống dịch cho các tình nguyện viên (học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia hỗ trợ chống dịch); Nghị quyết số 58/NQ-CP về chế độ phụ cấp tiêm chủng…

Để bảo vệ sức khỏe, việc làm cho cán bộ, NVYT - ngành dịch vụ thiết yếu ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng và tỷ lệ ca nhiễm mới tăng nhanh mỗi ngày - Công đoàn Việt Nam cần nghiên cứu và đề xuất đưa hiện tượng “Kiệt sức nghề nghiệp” vào danh mục bệnh nghề nghiệp cho NVYT phù hợp với tiêu chuẩn chung trên thế giới.

Nhân viên y tế tại doanh nghiệp và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp Nhân viên y tế tại doanh nghiệp và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 73, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhân viên y tế là người làm công tác y tế tại các doanh ...

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào? Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào?

Bạn Nguyễn Chí Tâm (Hà Nội) hỏi: Khi bị tai nạn lao động (TNLĐ), NLĐ được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) chi ...

Đề xuất đưa Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp Đề xuất đưa Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư bổ sung bệnh Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Bản tin công nhân ngày 2/5 gồm những nội dung: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý; Lễ Quốc khánh 2/9 được nghỉ 4 ngày liên tiếp; Đang thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần Video

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.