Năm 2021: Số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện chỉ bằng 0,1% tổng số khám

An toàn, vệ sinh lao động - D.M

Theo báo cáo kết quả hoạt động y tế lao động của 55 tỉnh/thành phố và 01 trung tâm y tế cấp bộ, năm 2021, cả nước chỉ có 255 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện. Con số này chỉ chiếm tỉ lệ 0,1% tổng số khám.
Trao giải “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” đến công đoàn cơ sở và công nhân Lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân 2022 được tổ chức vào ngày 28/4
Năm 2021: Số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện chỉ bằng 0,1% tổng số khám
PGS. TS Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (đứng) trao đổi thông tin tại buổi họp báo về Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2022. Ảnh: ThC

Năm 2021, tổng số trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là 205.755 (giảm khoảng 40% so với năm 2020). Trong đó, 255 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp (chiếm khoảng 0,1% tổng số khám) được phát hiện (giảm 0,9% với cùng kỳ năm 2020). Cả nước có 2.846 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quan trắc môi trường lao động. Tổng số mẫu được quan trắc là 500.674 mẫu (giảm 45% so với năm 2020).

“Tỉ lệ người lao động được khám bệnh nghề nghiệp vốn đã thấp, năm 2021 lại càng thấp hơn. Nguyên do là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp từ cấp Trung ương đến địa phương gặp nhiều khó khăn. Ngành Y tế phải tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Các cơ quan, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Việc triển khai các nội dung về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động không thực hiện được. Nhiều hoạt động đào tạo, truyền thông, kiểm tra, giám sát không thể tổ chức được theo kế hoạch" - PGS. TS Lương Mai Anh, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết.

Năm 2021, chỉ có 26 trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp, chiếm 10,2% tổng số trường hợp chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp. Có 19 trường hợp bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp 1 lần và 1 trường hợp được nhận trợ cấp thường xuyên. Đây là con số vô cùng ít ỏi so với tổng số lao động làm việc, tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, có hại ở nước ta. Đơn cử, năm 2021 có 13.977 người lao động được khám bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. Trong đó, 62 người được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp nhưng không có người được giám định, không có người được hưởng trợ cấp 1 lần và không có người được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Năm 2021: Số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện chỉ bằng 0,1% tổng số khám
Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp của Công đoàn Việt Nam. Ảnh: TTCC (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021).

Theo ước tính, trong tổng số khoảng 10 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội, có khoảng 1-1,5 triệu người làm việc trong môi trường có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có hơn 200.000 người được khám bệnh nghề nghiệp. Các ngành nghề có tỉ lệ mắc bệnh nghề nghiệp cao là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí... có số lượng người lao động được khám bệnh nghề nghiệp thấp.

Trong khi đó, nhiều tỉnh chưa thành lập được phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc đã thành lập nhưng thiếu nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.... Nhiều tỉnh chưa chủ động tổ chức kiểm tra các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; chưa quản lý, cập nhật thông tin cho mạng lưới người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở lao động.

"Tỉ lệ người lao động được khám bệnh nghề nghiệp thấp còn do người sử dụng lao động chưa hiểu hết các quy định pháp luật hoặc không quan tâm, không giới thiệu đi giám định, không cung cấp đủ các loại hồ sơ theo quy định. Chi phí khám, giám định, điều trị tốn kém nên chủ cơ sở (nhất là đối với các cơ sở sử dụng nhiều lao động làm nghề, công việc độc hại) không chú trọng vấn đề này. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ở nhiều nơi chưa có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ cho việc xác định yếu tố nguy hại và nguy cơ trong môi trường lao động để có biện pháp dự phòng cụ thể, giúp bảo vệ nâng cao sức khỏe cho người lao động, đem lại lợi ích cho cơ sở lao động nên chưa thực sự khuyến khích được người sử dụng lao động thực hiện nghiêm các quy định. Nhận thức về bệnh nghề nghiệp và các quy định có liên quan của người lao động còn hạn chế, sợ bị cơ quan cho nghỉ việc, không biết và không dám đòi hỏi các chế độ liên quan bệnh nghề nghiệp" - PGS. TS Lương Mai Anh nêu thực tế.

Năm 2021: Số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được phát hiện chỉ bằng 0,1% tổng số khám
Khám sức khỏe cho người lao động. Ảnh: TTSKNN (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021).

Trong khi đó, việc làm thủ tục và hoàn tất hồ sơ gửi giám định hiện phụ thuộc vào việc tuân thủ quy định của người sử dụng lao động.

Để đảm bảo quyền lợi người lao động, góp phần vào đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, PGS.TS Lương Mai Anh cho rằng, cần tuyên truyền rộng rãi cho người lao động về yếu tố tác hại và nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp, các quyền lợi và thủ tục khi khám bệnh nghề nghiệp, giám định bệnh nghề nghiệp và bồi thường khi bị bệnh nghề nghiệp. Phát huy vai trò của các cấp Công đoàn trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về việc tuân thủ các quy định về công tác ATVSLĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với khám, giám định bệnh nghề nghiệp…

Gần 100 lao động bị nợ lương từ tháng 5/2021 đến nay Gần 100 lao động bị nợ lương từ tháng 5/2021 đến nay

Sau gần 11 tháng mòn mỏi chờ đợi được trả lương, 90 công nhân làm việc tại dự án nhà ở Cao Ngạn (Thái Nguyên) ...

Trao giải “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” đến công đoàn cơ sở và công nhân Trao giải “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” đến công đoàn cơ sở và công nhân

Công đoàn cơ sở, thí sinh đoạt giải thưởng của cuộc thi ảnh trực tuyến “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” đã ...

5 năm thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH 5 năm thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH

Ngày 25/2/2016, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ra Nghị quyết số 7c/NQ-BCH về “Chất lượng bữa ăn ca của ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Người lao động -

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Người lao động -

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động -

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Người lao động -

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son Cà phê tối

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son

ASEAN Championship 2024 (vẫn được biết đến với tên gọi AFF Cup) đã khởi tranh hôm qua. Hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận đấu đầu tiên với đội tuyển Lào tại vòng bảng của giải đấu. Từ khóa của giải đấu lần này là "nhập tịch".

Khi TikToker “nhờn” biên bản Cà phê tối

Khi TikToker “nhờn” biên bản

TikToker Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) lại một lần nữa gây bão dư luận với hành vi phản cảm. Và cũng như lần trước, lần này, Tuấn nhận một biên bản xử phạt 30 triệu đồng.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Người lao động -

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Người lao động -

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).