Khánh Hòa: Thưởng Tết năm 2022 cao nhất 170 triệu đồng/người
Người lao động

Khánh Hòa: Thưởng Tết năm 2022 cao nhất 170 triệu đồng/người

DUY CHƯƠNG
Tác giả: DUY CHƯƠNG
Tết Nguyên đán doanh nghiệp dân doanh thưởng cao nhất 170 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng cao nhất 73 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người…
Khánh Hòa: Thưởng Tết năm 2022 cao nhất 170 triệu đồng/người
Công đoàn Khánh Hòa hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, tính đến ngày 7/1, đơn vị đã tiếp nhận báo cáo của 105 doanh nghiệp về kế hoạch thưởng Tết năm 2022 cho người lao động.

Theo đó, về thưởng Tết Dương lịch năm 2022, có 68/105 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng với mức bình quân 1,2 triệu đồng/người. Trong đó, Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thưởng cao nhất 20,9 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thưởng cao nhất 13,5 triệu đồng/người, thấp nhất 200.000 đồng/người; doanh nghiệp dân doanh thưởng cao nhất 67,3 triệu đồng/người, thấp nhất 100.000 đồng/người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người, thấp nhất 100.000 đồng/người.

Về thưởng Tết Nguyên đán 2022, có 82/105 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết với mức bình quân 5,6 triệu đồng/người. Trong đó, Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mức thưởng cao nhất 42 triệu đồng/người, thấp nhất 1 triệu đồng/người; công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thưởng cao nhất 51 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người; doanh nghiệp dân doanh thưởng cao nhất 170 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thưởng cao nhất 73 triệu đồng/người, thấp nhất 500.000 đồng/người…

Theo nhận định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn tỉnh và thời gian kéo dài đã tác động rất lớn đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh và việc làm của người lao động. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, việc làm, thu nhập của người lao động giảm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có những giải pháp để duy trì hoạt động và thực hiện trả lương đúng quy định cho người lao động. Riêng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dịch vụ - Du lịch đa số phải thực hiện tạm thời dừng, thu hẹp hoạt động nên thực hiện giảm ngày công, giờ công, hoặc thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An: Điểm sáng trong các hoạt động Công đoàn tỉnh Nghệ An Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An: Điểm sáng trong các hoạt động Công đoàn tỉnh Nghệ An

Chiều 07/1, Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm 2021. Tham dự hội ...

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Yêu nước trong lúc này là lao động sáng tạo” Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Yêu nước trong lúc này là lao động sáng tạo”

Toạ đàm Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh Covid-19” được tổ chức tại ...

Vụ Super Hotel Candle nợ BHXH: Một số người lao động được chốt và trả sổ BHXH Vụ Super Hotel Candle nợ BHXH: Một số người lao động được chốt và trả sổ BHXH

Từ bài viết phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn về việc Super Hotel Candle nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), đến ...

Tin mới hơn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tại phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025, dựa trên tình hình thực tế về đời sống người lao động hiện nay.
Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin tức khác

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.
Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Xem thêm