Hôi miệng, đau lưỡi hãy thận trọng với ung thư khoang miệng
Đời sống - 26/11/2019 15:12 Vân Anh (TH)
Hôi miệng là triệu chứng điển hình của ung thư miệng
Ung thư khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng.
Ung thư khoang miệng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong ngày càng tăng và là một trong 10 ung thư phổ biến nhất. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì khoảng 53% bệnh nhân ung thư khoang miệng có biểu hiện bệnh lan tràn tại vùng hoặc di căn xa tại thời điểm chẩn đoán.
Ung thư khoang miệng thường gặp ở tuổi từ 50-70 với tỷ lệ nam/nữ khoảng 2,5/1. Trên 90% bệnh nhân ung thư khoang miệng xuất hiện ở tuổi trên 45 và tăng ổn định đến 65 tuổi sau đó lại giảm dần.
Một số vấn đề như hơi thở hôi, đau miệng, đau tai, đau lưỡi,… có thể là triệu chứng ung thư miệng. Nếu ở trong nhóm người có nguy cơ cao bị căn bệnh này, bạn có thể tìm hiểu những dấu hiệu sau đây.
Hơi thở có mùi
Theo Tiến sĩ Mark Persky tại Trung tâm Ung thư NYU Langone’s Perlmutter, khi các khối u ung thư miệng phát triển, máu có thể cung cấp và hình thành vết loét, vi khuẩn và có thể gây đau.
Những vi khuẩn đó tạo ra mùi hôi, không giống như hơi thở vào buổi sáng khi chúng ta đánh răng là sẽ hết. Ngoài ra, đau miệng có thể khiến bạn khó nuốt.
Nếu hơi thở hôi kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Các vết màu đỏ hoặc trắng
Một vết đỏ hoặc vết trắng có thể xuất hiện ở nướu, lưỡi hoặc các khu vực khác trong miệng có thể là dấu hiệu của một khối u phát triển. Nếu tình trạng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đi khám kịp thời để được tư vấn tận tình bởi nó có thể là triệu chứng của ung thư miệng.
Đau miệng
Triệu chứng này có thể là do loét miệng hoặc do áp xe gây ra bởi vi rút. Nó thường khỏi trong 10 ngày, nhưng đau miệng trong vài tuần hoặc hơn có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề nghiêm trọng khác.
Nhìn bề mặt các vết loét miệng có thể chứng minh nó có thể là ung thư miệng hay không. Hầu hết các vết loét áp xe thường mỏng và mềm, trái lại, các khối u ung thư miệng thường dày và cứng hơn.
Ngoài ra, các vết loét và cơn đau loét miệng ít gây chảy máu, nhưng các khối u có thể gây chảy máu thường xuyên.
Đau lưỡi
Lưỡi là một cơ quan cực kỳ nhạy cảm và bất kỳ dấu hiệu nào ở lưỡi cũng sẽ khiến nó có phản ứng. Dấu hiệu đau lưỡi có thể khiến bạn cảm thấy khổ sở.
Điều quan trọng là, nếu bạn không rõ nguyên nhân đau lưỡi, hãy chắc chắn rằng mình đi khám kịp thời nhất có thể nhé.
Đau tai
Đau tai có thể ảnh hưởng đến một bên đầu của bạn. Các dây thần kinh gửi cảm giác đến cho lưỡi, cổ họng và dây thanh quản cũng có liên quan đến tai của bạn.
Nhiễm trùng tai thường không phổ biến ở người lớn và chúng thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Nếu bạn đau liên tục ở một bên tai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Bởi vì đó là một vài vấn đề có thể không gây hại như do đi bơi chẳng hạn, bác sĩ vẫn sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giải quyết cơn đau khó chịu cho bạn.
Tê miệng
Nếu khối u ung thư miệng phát triển đủ để gây tổn thương cho dây thần kinh trong miệng, bạn có thể cảm thấy tê miệng, mặc dù nó không thể biến mất.
Có thể bạn sẽ cảm thấy đau đớn kéo dài trong vài tháng do khối u trước khi nó xâm lấn sang các bộ phận khác.
Khàn giọng
Những người thường xuyên hút thuốc lá dễ mắc bệnh ung thư miệng. Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy khàn giọng, kéo dài khoảng 2 tuần trở lên, đó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng, làm ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đau lưỡi hoặc một số vấn đề từ ung thư lưỡi khiến bạn cảm thấy đau khi nhai và nuốt. Bạn có thể ăn ít hơn để tránh đau miệng. Tuy nhiên, giảm cân không rõ nguyên nhân cũng có thể là do khối u di căn sang gan hoặc sang các cơ quan khác.
Khi ung thư phát triển và bắt đầu sử dụng nhiều calo, bạn sẽ cảm thấy cân nặng giảm, ngay cả khi bạn không có ý định giảm cân.
Phát âm không rõ ràng
Ung thư miệng ảnh hưởng đến lưỡi có thể khiến bạn đau khi nói hoặc có thể khiến bạn khó khăn khi chuyển động lưỡi. Khi cả hai dấu hiệu này xảy ra, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm, điều mà bạn chưa bao giờ gặp trước đây.
Đau quai hàm
Ung thư miệng có thể khiến quai hàm của bạn bị đau khi mở miệng. Nó giống như bệnh uốn ván, nhưng cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn mở miệng.
Nếu triệu chứng này kéo dài trong hai tuần, bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân xem nó có phải là triệu chứng ung thư miệng hay không nhé.
Nổi cục ở cổ
Ở một vài người sau tuổi 40, nổi cục ở cổ có thể là dấu hiệu ung thư. Khi ung thư lây lan, các hạch bạch huyết ảnh hưởng đến các bộ phận khác, mặc dù bạn nhận thấy những triệu chứng ở miệng trước khi xuất hiện nổi cục ở cổ.
Nếu cục ở cổ không tự biến mất trong vòng hai tuần, bạn nên nói cho bác sĩ của bạn biết về những dấu hiệu bất thường này.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu một số triệu chứng ung thư miệng thường rất hay gặp nhưng có thể bị bỏ qua. Có những dấu hiệu có thể sẽ khỏi sau khi được áp dụng những biện pháp chữa trị.
Nhưng nếu chúng không khỏi trong vài tuần hoặc hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và chữa kịp thời.
(Theo TheHealhthy)
Chủ tịch Cocobay Đà Nẵng cùng giấc mơ "Đại bàng" hư ảo
Những năm 90 của thế kỷ trước, trong lớp doanh nhân từ đầu thời kỳ đổi mới, cùng với các tên tuổi đình đám như ... |
Đưa vào thỏa ước lao động tập thể nhiều điều khoản có lợi cho lao động nữ
Là doanh nghiệp có đông lao động nữ (300 đoàn viên nữ/800 đoàn viên công đoàn), Ban chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Daiwa ... |
Ô nhiễm nước ngầm vì chôn lấp rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
70% rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp khiến cuộc khủng hoảng môi trường ở các đô thị ngày càng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng