Hai mặt của “dâng sao giải hạn”
Cà phê tối - 25/02/2024 14:41 MỸ ANH
Năm nào cũng vậy, báo chí đều lên tiếng về việc dâng sao giải hạn không phải tinh thần Phật giáo song năm sau, người dân vẫn tập trung kín các sân chùa, tổ đình. Bởi, niềm tin tâm linh không đơn thuần là đúng - sai, phải - trái rạch ròi như chúng ta nghĩ.
Trước đây, khi trao đổi với các chuyên gia văn hóa, người viết đều nhận được những lời khẳng định rằng dâng sao giải hạn tuyệt nhiên không phải nghi lễ Phật giáo. Chính xác nghi thức này của Đạo giáo. Và, việc thực hành dâng sao giải hạn không phải là câu chuyện mới gần đây dạng “phú quý sinh lễ nghĩa”. Sách vở tiền nhân ghi chép lại, tập tục này trong dân gian đã được thực hành từ rất lâu.
Còn tại sao hiện tại các chùa lại tổ chức cúng sao giải hạn dù nó không đúng tinh thần Phật giáo? Vẫn là câu chuyện của quá khứ, các di tích tôn giáo ở miền Bắc thường có xu hướng phối thờ: Nho - Phật - Đạo giáo và cả tín ngưỡng địa phương. Do vậy, chùa không hẳn chỉ thờ Phật mà còn được dung hòa nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác (cả du nhập lẫn bản địa). Nên, việc các chùa mở thêm nghi thức dâng sao giải hạn cũng không quá bất thường như nhiều người đang nghĩ.
Ngay cả việc người dân có niềm tin vào dâng sao giải hạn cũng không thể cấm cản. Đó là nhu cầu thực hành văn hóa tín ngưỡng, nó không thể ngăn trở bằng văn bản hành chính hay sự báng bổ, cợt nhả của những người không tin vào tín ngưỡng. Một xã hội lành mạnh là một xã hội tôn trọng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của nhau, cùng dệt nên những sắc màu đa dạng về niềm tin, lòng từ bi, bác ái của những hình thức sinh hoạt văn hóa khác nhau.
Mọi chuyện liên quan tới dâng sao giải hạn dường như không có gì đáng chê trách nếu nó diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên như một thực hành tín ngưỡng bình thường. Song, độ hơn chục năm gần đây, một số cơ sở thờ tự có lạm dụng hình thức này bằng những hoạt đông sinh lời thái quá, bóp méo hoàn toàn ý nghĩa nhân văn liên quan tới trấn an tâm lý của người dân.
Trao đổi với người viết cách đây gần chục năm, GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đã cảnh báo: Trước đây, việc dâng sao giải hạn diễn ra ở đình, đền. Hiện tại, do các chùa có không gian rộng, cùng phối thờ của các vị thần, phật tại chùa nên việc dâng sao giải hạn tại chùa cũng không có gì quá đáng. Tôi nghĩ nghi lễ này cũng nhẹ nhàng nên chúng ta cần tiếp cận vấn đề đơn giản và thoải mái. Song, các hoạt động sinh lời thái quá từ nhu cầu tâm linh của người dân đều đáng lên án.
Còn TS Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo khi ấy cũng nói rằng: Dâng sao giải hạn ở chùa cũng là một cách để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân khát khao có sự che chở của các vị Phật, Bồ tát… Tuy nhiên, thực tế đang có sự lạm dụng ở nhiều chùa, thậm chí đến mức thái quá. Sự việc một số chùa “ra giá” cúng sao xấu tùy theo mệnh, theo tử vi đã xảy ra. Cũng không tránh được tâm lý đám đông đồn thổi chùa này, chùa kia thiêng, khiến nghi lễ dâng sao giải hạn đầu năm ở một số chùa trở nên... quá tải và bị lạm dụng.
Thương mại hóa quá mức dâng sao giải hạn mới chính là vấn đề cần bàn bạc và lên án! Đó mới là cái đích mà truyền thông cần nhắm tới chứ không phải phân tích trên lý thuyết chân không rằng chùa có dâng sao giải hạn được không.
Và, chừng nào chúng ta thay đổi cách tiếp cận với một nghi thức vốn ít nhiều mang ý nghĩa nhân văn, chừng đó, những mặt trái mới có thể ngăn chặn.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng