Giải pháp nào để thu hồi nợ đọng BHXH ở Quảng Nam?
Pháp luật lao động - 09/11/2023 21:41 HOÀI NAM
Phấn đấu đến 2025, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH Đề xuất giảm bớt thủ tục trong xác định đối tượng mua nhà ở xã hội |
Đến cuối tháng 10/2023, tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hơn 454 tỷ đồng. Ảnh: HOÀI NAM. |
Không để BHXH “đơn độc” trong thu hồi nợ
Theo ông Văn Phú Quân, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam, giải pháp thu hồi chậm đóng trước mắt là cơ quan BHXH kiểm tra trên dữ liệu theo dõi việc trích đóng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau đó báo cáo tình hình chậm đóng cho UBND tỉnh cũng như các đơn vị phối hợp như Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) để các đơn vị nắm tình hình.
Từ cơ sở dữ liệu này, cơ quan BHXH tiến hành các bước theo trình tự: Thứ nhất là gửi thông báo đến các đơn vị chậm đóng. Nếu đơn vị không khắc phục tình trạng chậm đóng thì sau 10 ngày, cơ quan BHXH lại tiếp tục gởi thống báo lần thứ 2. Nếu các đơn vị không thực hiện trích nộp thì cơ quan BHXH có giải pháp tiếp theo, đó là đề nghị với Sở LĐ-TB và XH thành lập đoàn thanh tra liên ngành đến thanh tra và làm việc với đơn vị; hoặc cơ quan BHXH thành lập đoàn thanh tra trực tiếp đến làm việc với đơn vị.
Lực lượng chức năng của tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra những đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT trên địa bàn. Ảnh: HOÀI NAM. |
Bên cạnh đó, ông Văn Phú Quân cũng cho biết, đơn vị còn phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp mạnh như: phối hợp với Công an tỉnh tổ chức đoàn làm việc trực tiếp với doanh nghiệp.
“Như trong thời gian vừa qua, BHXH phối hợp với các phòng chức năng của Công an tỉnh Quảng Nam. Các anh đã tổ chức những đợt làm việc với các đơn vị có tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT. Qua làm việc đã nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp nên có rất nhiều đơn vị đã tự giác khắc phục. Từ đó, việc trích nộp kịp thời hơn”, ông Quân nhận định.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, Thượng tá Hà Thế Xuyên, Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, tháng 9 năm 2022, BHXH tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp về “Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh”. Cuối năm ngoái, BHXH tỉnh chuyển hồ sơ 10 doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động với số tiền hơn 5 tỷ đồng sang cơ quan công an điều tra, xử lý.
“Lực lượng công an khi có văn bản của BHXH thì hầu như triển khai ngay việc đốc thúc doanh nghiệp, phối hợp thu hồi nợ đọng. Năm 2023, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 doanh nghiệp, hiện đang trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt”, Thượng tá Hà Thế Xuyên nhấn mạnh.
Thượng tá Hà Thế Xuyên, Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam trao đổi với phóng viên. Ảnh: HOÀI NAM. |
Tuy nhiên, theo Thượng tá Hà Thế Xuyên, tùy theo hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, cơ quan điều tra cân nhắc để xem xét xử lý, phân tích cho các doanh nghiệp hiểu. Khi họ hiểu thì tham gia đóng BHXH rất nghiêm túc. Do đó số tiền thu trong các lần phối hợp đạt kết quả cao.
Nợ đọng hay chiếm dụng tiền BHXH của người lao động?
Thực hiện các biện pháp thu hồi tiền chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trên địa bàn, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn cho hay, UBND tỉnh đã chỉ đạo BHXH tỉnh thực hiện nghiêm quy trình đôn đốc thu, thu hồi nợ theo quy định của BHXH Việt Nam và pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cũng đã làm việc trực tiếp với các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH để tìm ra các nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh có giải pháp phù hợp với từng đối tượng, đơn vị.
“Con số nợ đọng hiện nay trên địa bàn phải nói rất cao. Doanh nghiệp vừa nợ nhưng cũng có thể nói vừa là chiếm dụng. Bởi vì khi cấp lương cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động giữ lại một phần để đóng bảo hiểm. Nhưng cuối cùng không đóng số tiền đó cho người lao động. Tỉnh cũng đã có chỉ đạo hết sức gắt gao”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam trao đổi với phóng viên. Ảnh: HOÀI NAM. |
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT của tỉnh có Kế hoạch số 47, ban hành ngày 18/5/2023, đồng thời UBND tỉnh chỉ đạo bằng Công văn 3571, ngày 8/6/2023 với phương châm tiếp tục giao trách nhiệm cho cơ quan bảo hiểm chủ trì cùng với các cơ quan liên quan; đặc biệt là với tổ chức Công đoàn để tiếp cận, làm việc với các đơn vị đang còn nợ. Và cũng nói rõ về quyền lợi, trách nhiệm của đơn vị trong vấn đề này.
Đồng chí Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành phân thành các nhóm nợ. Nhóm doanh nghiệp vì lý do bất khả kháng, khó khăn về tài chính mà chưa chuyển trả ngay thì xem xét, nhưng nhóm có khả năng về tài chính mà dây dưa, chây ì thì phải kiên quyết xử lý.
“Qua theo dõi về thuế thì thấy rằng, nhóm có khả năng đóng mà vẫn chây ì thì tỉnh chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra. Trước hết là tuyên truyền, sau đó cưỡng chế thực hiện”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.
Video trao đổi về giải pháp để thu hồi nợ đọng BHXH ở tỉnh Quảng Nam.
Phấn đấu đến 2025, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 30/5/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam ... |
Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên? Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho ... |
Giải pháp để giảm tình trạng NLĐ nghỉ việc chờ rút BHXH một lần Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ quan điểm và những đóng góp xoay quanh chủ đề "nóng" – công nhân lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?