Chủ nhật 05/05/2024 21:19

Giải pháp khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện gói 62 nghìn tỷ

Đời sống - TS. NGUYỄN THANH LÝ (Học viện Khoa học Xã hội)

Việc giải ngân gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề về điều kiện, thủ tục để đối tượng người lao động (NLĐ) được thụ hưởng; những khó khăn, vướng mắc khi triển khai và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc đó.
Dự kiến có 30.000 giáo viên tư thục được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/tháng Tiếp thu kiến nghị của Tổng Liên đoàn về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của gói 62.000 tỷ Doanh nghiệp dù còn một đồng doanh thu, lao động không được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ?
1112 62

Thủ tướng ký Nghị quyết thông qua gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

1. Đối tượng được thụ hưởng

Theo quy định của Nghị quyết nói trên, NLĐ để được hưởng chính sách hỗ trợ an sinh xã hội từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: 1). Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020. 2). Đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương. 3). Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31/3/2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

0414 ftr 175nghinty
Đã chi trả 17,5 nghìn tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây: 1). Có giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia BHXH bắt buộc. 2). Bị chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN theo quy định. 3). Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo.

Thứ ba, NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: 1). Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020. 2). Cư trú hợp pháp tại địa phương. 3). Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Mức hỗ trợ: Đối với NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương mức hỗ trợ là 1.800.000 đồng/người/tháng. Đối với NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN và NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hỗ trợ: Theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy vào tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01/4/2020 và không quá 3 tháng.

0013 62 ty
Bà Nguyễn Thị Lam (74 tuổi, Hà Nội) có hoàn cảnh rất khó khăn mong gói hỗ trợ được triển khai nhanh. (Ảnh: Xuân Tùng/Tiền Phong)

2. Một số khó khăn, vướng mắc

Thực tế quá trình triển khai thực hiện gói hỗ trợ nói trên đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, về nguyên tắc, việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, một đối tượng chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ và không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia (hoặc từ chối hỗ trợ). 6 nhóm công việc được xác định nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc trong việc xác định các nhóm ngành nghề như thế nào cho chính xác để không bỏ sót đối tượng cũng như không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.

Thực tế, có rất nhiều ý kiến băn khoăn về nhóm NLĐ làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực “chăm sóc sức khỏe” được hiểu như thế nào? Hoặc quy định về lao động tự do bị mất việc làm nhưng lại là lao động phi nông nghiệp trong khi đa phần các lao động vừa làm nông nghiệp vừa kiếm thêm thu nhập từ các công việc phi nông nghiệp. Trong thời gian giãn cách xã hội mọi công việc bị ngừng trệ, họ không có việc làm, không có thu nhập nhưng lại không thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg nên cũng rất khó khăn. Ngoài ra, nhiều trường hợp NLĐ có nơi cư trú và nơi làm việc khác nhau nên khó xác định thu nhập, công việc dẫn đến lúng túng trong việc làm hồ sơ, thủ tục.

Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn (từ tháng 4 đến tháng 6/2020), việc rà soát, xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách phụ thuộc rất lớn vào khả năng của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường vốn rất mỏng và phải kiêm nhiệm nhiều công việc hành chính khác, do đó, quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, NLĐ phải làm hồ sơ đề nghị thông qua tổ chức CĐCS (nếu có), cơ quan BHXH, doanh nghiệp hoặc UBND cấp xã; sau đó gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện; UBND cấp huyện thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Dù đã rất rõ ràng, chặt chẽ về mặt thủ tục song hồ sơ qua nhiều khâu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, thực hiện.

Đáng lưu ý, để NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không lương được hỗ trợ có điều kiện doanh nghiệp phải chứng minh được không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho NLĐ, thực tế doanh nghiệp vẫn còn hoạt động nên việc chứng minh này từ phía doanh nghiệp rất khó thực hiện.

0443 goi 62 nghin ty dong1
Tỉnh Vĩnh Long đang triển khai chi trả hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ cho người dân khó khăn do Covid-19 tại các huyện Trà Ôn, Bình Tân và Long Hồ. (Ảnh minh họa)

3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc

Một là, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nhanh chóng, kịp thời hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của các địa phương, doanh nghiệp thực hiện thống nhất các quy định trong Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình làm thủ tục hỗ trợ cho NLĐ như: Quy định về nhóm công việc là điều kiện để được hỗ trợ; trường hợp NLĐ có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách.

Hai là, các cơ quan chức năng cần thông qua tổ chức CĐCS phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp làm hồ sơ, thủ tục cho NLĐ bị tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không lương được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ đối với các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm theo đúng nguyên tắc bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Ba là, tăng cường đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác rà soát, xác nhận thu nhập, tổng hợp danh sách NLĐ thuộc đối tượng được hỗ trợ. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ UBND các cấp quận, huyện xã để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg.

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

2. Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/4/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

3. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

4. Nguyễn Síu, Cù Hòa (6/5/2020), Hà Nội: Khó khăn trong xác nhận nhóm lao động tự do hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Báo Dân sinh.

5. Bích Ngọc (17/5/2020), Vì sao chưa công nhân nào ở Bình Dương tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ? Báo VOV1.

Vụ sập công trình ở Phú Thọ: Chế độ dành cho các trường hợp tử vong Vụ sập công trình ở Phú Thọ: Chế độ dành cho các trường hợp tử vong

Trong trường hợp người lao động không đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) mà không may bị tai nạn lao động thì chủ sử dụng ...

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ...

Quốc khánh và quốc tịch Quốc khánh và quốc tịch

Giông bão, đau thương, mất mát và rất nhiều hy sinh để có được ngày Quốc khánh 75 năm trước.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Chút tâm sự của KS. Nguyễn Ngọc Tùng về nghề Lao động & Công đoàn media

Chút tâm sự của KS. Nguyễn Ngọc Tùng về nghề

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm

Bản tin công nhân ngày 5/5 gồm những nội dung: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm; Rút BHXH một lần: Phương án 1 chiếm ưu thế?; Bảo hiểm thất nghiệp quá lợi, người lao động thích… thất nghiệp; Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai...

Vacxin Video

Vacxin

Đọc thêm

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.