Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động - QUỐC THẮNG (THỰC HIỆN)

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Đảm bảo an toàn thực phẩm là mong muốn của nhiều người

PV: Thưa Luật sư, trong tháng 5/2024 có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, đơn cử như vụ 568 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai, 21 người thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM bị ngộ độc thực phẩm nhập viện, 52 người trong đoàn du khách Bình Dương bị ngộ độc sau ăn hải sản ở Phan Thiết và một số vụ ngộ độc thực phẩm sau khi công nhân dùng bữa ở bếp ăn tập thể, ... Xin Luật sư cho biết, Luật quy định như thế nào về vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm? Đặc biệt, khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra có người tử vong, trách nhiệm hình sự thuộc các bên liên quan nào?

Luật sư Đặng Văn Cường: Đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng là mong muốn của mọi người.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm thì phải đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, nuôi trồng, đến khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, cho đến khi thực hiện việc chế biến trở thành đồ ăn, thức uống có thể sử dụng trực tiếp cho con người.

Các khâu này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với từng loại lương thực, thực phẩm khác nhau.

Pháp luật Việt Nam có rất nhiều quy định từ luật đến các văn bản dưới luật để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó có thể kể đến như Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Ảnh: PV

Ngoài ra, chúng ta còn có một số văn bản hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh thực phẩm. Theo đó pháp luật quy định các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, hóa chất, sinh phẩm sử dụng cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chỉ có những loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn kĩ thuật phải được phép của cơ quan chức năng thì mới được sử dụng và phải sử dụng đúng quy cách, đúng liều lượng. Khi không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm đảm bảo an toàn thì mới được thu hoạch, bán ra thị trường.

Khâu bảo quản thực phẩm, quá trình vận chuyển, lưu kho vẫn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không được sử dụng các chất cấm, sử dụng các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trái với quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện phải được cấp có thẩm quyền cho phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình kinh doanh.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm mà không tuân thủ quy định của pháp luật thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà tổ chức cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính và xử lý hình sự

PV: Cụ thể là như thế nào, thưa luật sư?

Luật sư Đặng Văn Cường: Hiện nay, với tổ chức cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính có thể tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tới 200.000.000 đồng đối với tổ chức theo quy định tại nghị định số 115/2018/NĐ-CP tùy thuộc vào từng hành vi và hậu quả cụ thể.

Trường hợp hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 317 bộ luật hình sự:

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%.

Trường hợp bị xử lý hình sự thì hình phạt thấp nhất là từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm
Công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc vào tối 15/5 tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom. Ảnh: ĐVCC.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Làm chết 03 người trở lên; Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình phạt chính thì người vi phạm còn bị phạt bổ sung là: Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam hiện nay có chế tài xử lý rất nghiêm minh đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm không đòi hỏi hậu quả chết người, thương tích, trong rất nhiều trường hợp cố ý sử dụng các hóa chất, chất độc hại, chất phụ gia, hỗ trợ chế biến chị giá từ 10.000.000 đồng trở lên là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc những trường hợp biết rõ là động vật chết do bệnh dịch, động vật bị tiêu hủy nhưng vẫn sử dụng để chế biến với giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào hậu quả xảy ra đối với xã hội…

PV: Trong thực tế thì việc xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như thế nào, thưa Luật sư?

Luật sư Đặng Văn Cường: Trong thực tế, việc xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm chưa nhiều, hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm diễn ra còn khá phổ biến trong đời sống xã hội bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể kể đến như:

- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, vẫn còn hiện tượng “trồng rau hai luống”, “nuôi lợn hai chuồng”. Vấn đề đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua chưa tốt, kể cả đối với những người sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và những người kinh doanh về lương thực thực phẩm. Nhiều người đề cao giá trị lợi ích, lợi nhuận mà bất chấp tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng.

- Các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các loại thức ăn chăn nuôi bày bán tràn lan trên không gian mạng và ở nhiều cửa hàng phải đặc biệt là các vùng nông thôn, trong đó có cả những chất cấm hoặc sử dụng hạn chế. Nhiều người dân do bất chấp về lợi nhuận hoặc do thiếu hiểu biết mà vẫn mua phải các loại hóa chất, phụ gia, thức ăn chăn nuôi bị cấm để sử dụng dẫn đến hiện tượng thực phẩm bẩn.

- Hiện tượng nhập khẩu, buôn lậu trái phép các chất cấm dùng trong chăn nuôi, các hóa chất, phụ gia không được phép sử dụng ở Việt Nam vẫn diễn ra nhiều, khó kiểm soát, trở thành nguồn cung các loại thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm khiến cho lương thực thực phẩm ở Việt Nam rất dễ nhiễm bệnh, độc hại;

- Việc xử lý đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm đòi hỏi phải người có chuyên môn kĩ thuật, có máy móc thiết bị và liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực, phải là lực lượng liên ngành. Trong khi đó cơ chế phối hợp, về nhân lực, về trang thiết bị chưa đồng bộ, chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện vi phạm và xử lý kịp thời;

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đòi hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng nhiều cơ sở không có giấy chứng nhận vẫn ngang nhiên hoạt động hoặc có giấy chứng nhận chỉ mang tính chất đối phó, không đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh dẫn đến ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tục;

- Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm vẫn chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc thực phẩm bẩn, kém chất lượng, độc hại vấn bày bán tràn lan trong các chợ truyền thống, kể cả siêu thị và không gian mạng dẫn đến người dân rất khó có thể xác định được thực phẩm nào đạt tiêu chuẩn, thực phẩm nào không đạt tiêu chuẩn sử dụng.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm
Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An lấy mẫu thức ăn để xét nghiệm điều tra vụ 73 công nhân Công ty TNHH MLB Tenergy nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa trưa vào ngày 28/5/2024. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cần thực hiện rất nhiều giải pháp

PV: Thực tế cho thấy, truy tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm không phải là một công việc đơn giản, thậm chí, có những trường hợp phải đặt câu hỏi “Vụ việc xảy ra có phải do ngộ độc thực phẩm không?”. Vậy luật quy định như thế nào đến quy trình lưu mẫu và truy tìm nguyên nhân khi có vụ việc xảy ra thưa Luật sư?

Luật sư Đặng Văn Cường: Việc lưu mẫu thức ăn phải thực hiện theo hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong Quyết định 1246/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Khi có vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng thực hiện các bước điều tra ngộ độc thực phẩm theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT, điều tra ngộ độc thực phẩm cần được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Điều tra cá thể bị NĐTP.

Bước 2: Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị NĐTP.

Bước 3: Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn.

Bước 4: Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị NĐTP và không bị NĐTP ở bữa ăn X và bữa ăn Y.

Bước 5: Điều tra bữa ăn nguyên nhân.

Bước 6: Điều tra thức ăn nguyên nhân.

Bước 7: Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm.

Bước 8: Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống.

Bước 9: Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm.

Bước 10: Điều tra cơ sở.

Bước 11: Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương.

Cũng cần lưu ý thêm, các bước điều tra trên sẽ được thực hiện theo các mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT.

PV: Theo Luật sư, để giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm thì nên thực hiện các giải pháp nào?

Luật sư Đặng Văn Cường: Theo tôi, chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp. Trong đó có giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm. Giải pháp về nhân lực có chuyên môn, trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.

Cũng không thể bỏ qua giải pháp về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ lương thực thực phẩm.

Cần phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm… Đặc biệt là giai đoạn hiện nay thì cần áp dụng các biện pháp để truy xuất nguồn gốc của lương thực thực phẩm, vận dụng khoa học công nghệ vào việc kiểm tra, đo lường, đánh giá chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công nhân bị ngộ độc thì công ty phải bồi thường

PV: Một số vụ ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn tập thể dành cho công nhân trong thời gian qua là rất đáng báo động. Tiêu biểu như trong tháng 5 vừa qua là vụ 14 lao động bị ngộ độc phải nhập bệnh viện tỉnh Tiền Giang sau khi ăn trưa tại bếp ăn công ty (7/5); 351 công nhân Công ty Shinwon Ebenezer ở Vĩnh Phúc bị chóng mặt, buồn nôn, nôn, sau bữa trưa ngày 14/5; gần 100 công nhân ở Công ty Dechang (Đồng Nai) bị đau bụng, nôn ói… phải cấp cứu sau bữa chiều 15/5; 73 công nhân lao động nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa trưa tại Công ty TNHH MLB Tenergy (Nghệ An) phải nhập viện. Một số công nhân có gửi câu hỏi đến Tòa soạn chúng tôi rằng khi công nhân bị ngộ độc, được nghỉ để điều trị thì họ có được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác không?

Luật sư Đặng Văn Cường: Khi bị ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể công ty, trong thời gian nghỉ việc để điều trị, công ty đảm bảo lao động được trả đủ 100% tiền lương và 100% tiền phụ cấp chuyên cần. Ngoài khoản tiền lương và phụ cấp chuyên cần, khi công nhân nằm viện điều trị còn được hưởng thêm các phúc lợi như tiền thăm hỏi, tiền ăn… theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng lao động.

Trong trường hợp công nhân bị ngộ độc thì công ty có trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra bao gồm: Chi phí cứu chữa (tiền thuốc, tiền viện phí), thu nhập bị mất, bị giảm sút, tiền công người chăm sóc và tổn hại về tinh thần. Tất cả các chi phí phải có chứng từ, có căn cứ thì mới làm cơ sở để xác định thiệt hại.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần thu thập các chứng từ, hóa đơn làm cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu không có hóa đơn, chứng từ thì cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương (về thu nhập cá nhân) hay xác nhận của người đã nhận khoản chi phí đó (tiền thuê người chăm sóc con, tiền thuê xe trở từ bệnh viện về nhà...).

Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cho người lao động thì người lao động có quyền yêu cầu khiếu nại đến cơ quan trực tiếp quản lý như Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Nếu việc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

Xin cảm ơn Luật sư về cuộc trao đổi này!

Voice: PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học Công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích nguy cơ và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp? Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

73 công nhân nghị bị ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An: Có 51 người đã ổn định sức khỏe 73 công nhân nghị bị ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An: Có 51 người đã ổn định sức khỏe

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn vào sáng 29/5, đồng chí Nguyễn Đức Hồng - Chủ tịch Liên đoàn ...

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng! Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Người lao động -

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động -

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Người lao động -

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Người lao động -

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại… Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại…

Đồng chí Bùi Minh Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về chủ đề: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại...

“Cuộc đại phẫu” di tích Cà phê tối

“Cuộc đại phẫu” di tích

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.

Đón xem Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại… Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại…

Talk Công đoàn, 20 giờ ngày 2/11 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Minh Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh về chủ đề: Bão Yagi đi qua, tình Công đoàn ở lại...

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Thông qua Công trình "Con nuôi Công đoàn", chị Nguyễn Thị Huyền Thanh, cán bộ cấp dưỡng Công an quận Hải An, TP Hải Phòng đã luôn được công đoàn cơ sở quan tâm, động viên, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho con gái trong suốt 6 năm qua.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Người lao động -

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.