Xử lý vi phạm gây ngộ độc thực phẩm:

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

An toàn, vệ sinh lao động - Hà Vy (tổng hợp)

Sau hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có các vụ ngộ độc khiến hàng trăm công nhân bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, bếp ăn tập thể.
Bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho cán bộ, nhân viên phụ trách bếp ăn tập thể

Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, cơ sở cung ứng suất ăn tập thể lại thu hút sự quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ (ngày 1/6).

Trong bức tranh thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sau hàng loạt vụ ngộ độc thời gian qua.

Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ đã có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để ngăn ngừa tình trạng này.

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và cơ sở cung cấp suất ăn làm nóng hội nghị họp báo thường kỳ của Chính phủ. Ảnh: Quang Thương (TTXVN)

36 vụ ngộ độc thực phẩm kể từ đầu năm

Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 2.000 người mắc, 6 người tử vong.

Trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ). Riêng tại các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất xảy ra 3 vụ ngộ độc với 518 người mắc (tăng 457 ca so với cùng kỳ). Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tương đối lớn đã xảy ra ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Vĩnh Phúc... ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, người dân, sản xuất của doanh nghiệp.

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Công nhân của Công ty TNHH MLB Tenergy (Nghệ An) phải điều trị tại bệnh viện với triệu chứng nghi bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Duy Chương

Ngay sau khi xảy ra những vụ ngộ độc trên, Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã chỉ đạo ngay các cơ sở y tế địa bàn tập trung cứu chữa, hạn chế thấp nhất bệnh nhân nặng và ca tử vong.

Đồng thời có văn bản đề nghị các địa phương đình chỉ ngay hoạt động của các cơ sở cung cấp thực phẩm, tiến hành kiểm tra, đánh giá; truy xuất nguồn gốc, lấy bệnh phẩm xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.

Sau khi tiến hành truy xuất nguồn gốc cùng các đơn vị liên quan, Bộ Y tế nhận định, một trong những nguyên nhân để xảy ra ngộ độc thực phẩm là tồn tại một số các cơ sở sản xuất kinh doanh dù được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng lại thu gom nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm soát. Một số thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 về tăng cường công tác an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Chính phủ đã liên tiếp có nhiều chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm, các ban, bộ, ngành và chính quyền địa phương đã vào cuộc, bước đầu đã có kết quả trong công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Hai nội dung quan trọng trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai và hướng dẫn cụ thể.

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Lãnh đạo LĐLĐ huyện Yên Thành (Nghệ An) tổ chức thăm hỏi công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị. Ảnh: Duy Chương.

Một là, hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ gồm Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các văn bản quy phạm pháp luật của các ban, ngành liên quan...;

Hai là, về tổ chức thực hiện cũng có đầy đủ hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt ở cơ sở...

Bộ Y tế đã tham mưu để cấp địa phương, các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng thời hướng dẫn thực hiện 10 khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có 2 khuyến cáo là chọn thực phẩm sạch và nơi chế biến ăn uống phải đảm bảo vệ sinh.

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về giải pháp của ngành Y tế về bảo đảm
an toàn thực phẩm. Ảnh: Quang Thương (TTXVN)

Xử lý vi phạm phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương phải kiên quyết không cho phép cơ sở không có giấy đăng ký/cơ sở có giấy mà không đủ điều kiện hoạt động/cơ sở đáng lẽ phải cấp giấy nhưng chưa được cấp giấy mà vẫn hoạt động… được cung cấp thực phẩm.

Các bộ, ngành có liên quan kiên quyết không để việc thu gom nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ cung cấp cho các bếp ăn tập thể.

Các cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Vì hiện nay, bếp ăn tập thể tại các đơn vị còn có loại hình khác là ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp để mang thực phẩm từ ngoài vào.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động. Đồng thời nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất thực phẩm để bảo đảm ý thức hơn về an toàn thực phẩm cung ứng cho người dân và các đơn vị. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, để thay đổi hành vi của người dân mua thực phẩm, sử dụng thực phẩm, kiên quyết không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, các bếp ăn tập thể; xử lý vi phạm phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, vừa nâng cao hiệu quả tuyên truyền vừa có tính chất đủ sức răn đe.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

Trưa ngày 28/5, sau khi dùng bữa trưa tại Công ty TNHH MLB Tenergy (huyện Yên Thành), có 73 công nhân lao động nghi bị ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao.

Ngay sau đó, đơn vị đã báo cho Bệnh viện Bảo Sơn (nơi đăng ký khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động) và các cơ quan chức năng để đưa người lao động có biểu hiện ngộ độc đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Yên Thành và Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn.

Số lượng người lao động nhập viện là 73 người. Hai bệnh viện là Đa khoa huyện Yên Thành và Đa khoa Bảo Sơn đã tiếp nhận, sàng lọc và điều trị cho các bệnh nhân này.

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024 73 công nhân nghị bị ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An: Có 51 người đã ổn định sức khỏe Kết quả kiểm tra ban đầu vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An
https://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-cac-co-so-san-xuat-bep-an-tap-the-post956733.vnp
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...