Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00 Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ
"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn" |
Huấn luyện kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên và đội viên cứu hộ mỏ do Công ty Than Mạo Khê (Quảng Ninh) tổ chức. Ảnh: CĐTKV. |
Chất lượng hoạt động huấn luyện ATVSLĐ và một số vấn đề đặt ra
Các Công ước hoặc khuyến nghị khác của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về công tác ATVSLĐ, trong các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đều có gắn với yêu cầu đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ đối với người lao động, người SDLĐ và các đối tác liên quan nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình làm việc.
Tại Việt Nam, với những chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật Nhà nước về phát triển, hỗ trợ xã hội hoá trong công tác huấn luyện, đến nay đã có khoảng 10.000 người được đào tạo nghiệp vụ huấn luyện, đáp ứng nhu cầu về người huấn luyện trong khoảng gần 1.000 tổ chức huấn luyện, chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp xã hội hoá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc tự công bố đủ điều kiện hoạt động huấn luyện; ngoài ra, có hàng nghìn doanh nghiệp tự chủ động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp được cấp tự huấn luyện hạng C (huấn luyện đầy đủ 06 nhóm đối tượng).
Số lượng người lao động được huấn luyện ATVSLĐ hằng năm ước khoảng hàng triệu người và số lượng người được huấn luyện cũng ngày càng tăng thêm. Nếu so sánh với giai đoạn trước năm 2013 trung bình chỉ khoảng dưới 500.000 người được huấn luyện mỗi năm và số lượng người làm công tác huấn luyện chỉ khoảng dưới 400 người trên cả nước thì hiện nay, số lượng người lao động được huấn luyện hằng năm tăng trên 20 lần, số người làm công tác huấn luyện tăng khoảng 22 lần.
Từ cuối năm 2013 cho đến nay, thực hiện quy định tại Điều 150 Bộ Luật lao động 2012 và Luật ATVSLĐ 2015, chúng ta đã có bước đột phá trong việc thay đổi nhận thức và phương thức tổ chức huấn luyện, pháp luật ATVSLĐ đã quy định khá cụ thể về phân loại đối tượng huấn luyện, điều kiện của tổ chức huấn luyện, khung chương trình, thời gian huấn luyện, tiêu chuẩn người huấn luyện ATVSLĐ...
Nhờ đó, chất lượng công tác huấn luyện đã được cải thiện và đồng đều hơn tại các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là nội dung huấn luyện đã được quy định cụ thể, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng chuyên ngành huấn luyện.
|
Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ nhất định trong công tác huấn luyện ATVSLĐ. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh số lượng các tổ chức huấn luyện và đội ngũ người làm công tác huấn luyện do nhu cầu của thị trường dịch vụ huấn luyện rất cao, đã thu hút lực lượng khá lớn; hàng chục nghìn người có nhu cầu được đào tạo, trong khi đó số lượng các chuyên gia có chuyên môn tốt để tham gia đào tạo đội ngũ người làm công các huấn luyện còn quá ít về số lượng.
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người học, đã dẫn đến việc đào tạo chạy theo số lượng, thời gian đào tạo ngắn, việc đào tạo chủ yếu do các tổ chức huấn luyện tự tổ chức mà thiếu đi sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, nhiều nội dung quan trọng, cần thiết đã không được đào tạo, huấn luyện do thiếu chuyên gia và thời gian đào tạo bị rút ngắn, dẫn tới chất lượng đầu ra của người làm công tác huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Tình trạng huấn luyện ATVSLĐ ở nhiều doanh nghiệp còn mang tính hình thức; nội dung huấn luyện nhiều nơi chưa gắn với thực tiễn tại nơi làm việc, không thực hiện đầy đủ nội dung huấn luyện, thời gian huấn luyện; điều kiện tổ chức huấn luyện không bảo đảm và cả nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chưa thực hiện quy định huấn luyện ATVSLĐ tại đơn vị. Thậm chí tình trạng mua bán giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra do người lao động không tuân thủ quy trình làm việc, chưa có khả năng nhận diện nguy cơ, rủi ro mất an toàn.
Hiện trường vụ tai nạn lao động ngày 2/8/2024 tại Công ty CP Sản xuất và Thương mại Lao Kay, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tẳng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai khiến 3 người chết 3 người bị thương. Ảnh: CTV |
Những vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra gần đây rất nghiêm trọng, như: Vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP khoáng sản và xi măng Yên Bái làm 7 người chết, 03 người vị thương; vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Nai, ngày 01/5/2024 làm 6 người chết và 7 người bị thương nặng, gần đây nhất là vụ TNLĐ trong hầm lò than tại Công ty Than Hạ Long ngày 26/7/2024, làm 05 người chết, vụ tai nạn lao động tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ngày 2/8/2024 khiến 3 người chết 3 người bị thương... cho thấy chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ ở nhiều nơi chưa đạt chất lượng, hiệu quả và thiếu kiểm soát tốt.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện ATVSLĐ trong thời gian tới
Để nâng cao hiệu quả hoạt động huấn luyện, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay, một số giải pháp được đề xuất, như sau:
Đối với các doanh nghiệp, phải tuân thủ đầy đủ việc tổ chức huấn luyện theo chương trình, nội dung và đối tượng; tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện có uy tín, cần đánh giá năng lực của tổ chức, giảng viên và nên phối hợp xây dựng bài giảng phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, khả năng của người lao động; có thể nên lựa chọn mô hình tự cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ, bằng cách đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đủ năng lực, tiêu chuẩn thành người huấn luyện ATVSLĐ của doanh nghiệp (Điều 14 Luật ATVSLĐ đã quy định).
Doanh nghiệp nên xem việc huấn luyện ATVSLĐ theo quy định của Luật ATVSLĐ là tối thiểu, cần thiết phải có những chương trình huấn luyện, đào tạo, giáo dục bổ sung hoặc nâng cao; phải thực hiện việc nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng ngừa cụ thể làm căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện cụ thể về lý thuyết, hướng dẫn thực hành; đảm bảo sự tham gia của người lao động trong việc phát triển các chương trình đào tạo, huấn luyện ATVSLD.
Khi có sự tham gia của người lao động trong quá trình xây dựng chương trình huấn luyện ATVSLĐ, các chương trình phòng ngừa thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc sẽ được cải thiện vì người lao động có thể xác định các quy trình an toàn còn thiếu, đưa ra các đề xuất thay đổi và giúp đảm bảo một nơi làm việc an toàn. Khi người lao động có tiếng nói tại nơi làm việc và đóng góp ý kiến về cách thức đào tạo, huấn luyện được phát triển, các chương trình đào tạo, huấn luyện sẽ tập trung chính xác hơn vào các mối nguy cụ thể tại nơi làm việc.
Nhà nước cần đưa ra những khung chương trình huấn luyện chi tiết đối với các lĩnh vực, ngành, nghề cơ bản, yêu cầu đánh giá chuẩn đầu ra sau huấn luyện ATVSLĐ; khuyến khích, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia cung ứng dịch vụ huấn luyện có thu phí hoặc không thu phí; tạo cơ chế để chọn mô hình cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, nơi làm việc, công việc của người lao động, miễn là các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về ATVSLĐ do Nhà nước đưa ra.
Nhà nước quản lý, ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, cơ sở vật chất, chứng nhận hoặc giao cho các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc tổ chức chứng nhận trong việc giáo dục, đào tạo, huấn luyện các chuyên gia chuyên nghiệp, trình độ cao trong lĩnh vực ATVSLĐ được đào tạo ở cấp bậc đại học hoặc tương đương, bảo đảm tối thiểu 2 hoặc 3 năm kinh nghiệm thực tiễn.
Công bố doanh sách, trình độ, năng lực các chuyên gia trên website của Chính phủ hoặc các Bộ; việc đào tạo người huấn luyện bắt buộc phải lựa chọn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ATVSLĐ trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể và được đào tạo bổ sung các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện hoạt động đào tạo, huấn luyện.
Ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ - Ảnh: Văn Quân |
Đặc biệt, tổ chức Công đoàn các cấp cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở thành đội ngũ người huấn luyện ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Với hàng trăm nghìn cán bộ công đoàn cơ sở hiện nay, nếu có 10% lực lượng này được huấn luyện thành người huấn luyện ATVSLĐ, sẽ có một đội ngũ chuyên gia an toàn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang thiếu hụt nhân lực huấn luyện hiện nay.
Khi cán bộ công đoàn làm giảng viên an toàn, nếu được hỗ trợ tốt, cả về kinh phí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, họ sẽ nỗ lực vừa huấn luyện, vừa học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và cả cái tâm của nghề an toàn, sau này họ sẽ là các chuyên gia an toàn. Đội ngũ này sẽ làm cán bộ công đoàn và an toàn không chỉ trong giờ làm, mà còn cả các thời gian họ làm chuyên gia, họ làm tư vấn, ngay trong cuộc sống và cộng động.
Khi nhiều công nghệ, vật liệu, hóa chất mới được đưa vào sản xuất hàng năm, song song với hiện trạng nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động và cả ý thức, nhận thức của chủ sử dụng lao động còn nhiều hạn chế... việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người làm công tác huấn luyện ATVSLĐ là giải pháp căn cơ, chi phí thấp, dễ thực hiện, cùng với những giải pháp tổng thể về tổ chức thực hiện huấn luyện ATVSLĐ tại nơi làm việc sẽ góp phần phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đây cũng là yêu cầu cần thiết để chúng ta đáp ứng các yêu cầu mới, các quy định pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn, công ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các tiêu chuẩn về ATVSLĐ cũng là điều kiện trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và chuỗi cung ứng quốc tế.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả ... |
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và ... |
Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Mã lệ phí trước bạ xe máy xem ở đâu? Hướng dẫn cách xem và ghi tờ khai lệ phí trước bạ xe máy đầy đủ
- Lệ phí trước bạ xe máy, xe máy điện là bao nhiêu phần trăm?
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3