Dự án Cát Linh - Hà Đông: Không phải công nhân nghỉ việc tập thể
Người lao động - 18/11/2019 12:07 Vân Anh (TH)
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm đưa vào sử dụng cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. Ảnh: Sơn Tùng
Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.
Theo đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS), từ tháng 7/2015, Công ty bắt đầu tuyển dụng 651 nhân sự, cử đi đào tạo theo chương trình của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trong số nhân sự đó có gần 40 người được cử sang Trung Quốc để đào kỹ năng lái tàu, bộ phận kỹ thuật cao; số còn lại được đào tạo trong nước với các nghề: quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe…
Đa số người lao động xin nghỉ tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều là lao động phổ thông, không có bộ phận lái tàu. Ảnh minh hoạ: Sơn Tùng |
Trong thời gian đào tạo các nhân sự trên được hưởng thu nhập theo chế độ do Ban Quản lý dự án chi trả và chưa ký hợp đồng lao động với Công ty.
Đến tháng 3/2019, được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải và UBND Thành phố Hà Nội, Công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động với hơn 650 người. Trong thời gian vận hành thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, người lao động được Công ty chi trả lương theo mức lương tối thiểu vùng, khoảng hơn 4.500.000 đồng/người/tháng và được đóng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN…
Khi phóng viên nêu vấn đề, có phải do dự án chậm đi vào hoạt động nên ảnh hưởng đến thu nhập, tâm lý của người lao động… dẫn đến họ nghỉ việc hay không?
Đại diện CĐCS cho biết, sau thời gian được đào tạo và chưa ký hợp đồng lao động nên đến nay cũng có nhiều người nghỉ việc, bởi nhiều nguyên nhân như người lao động phải chờ đợi quá lâu, có cơ hội chọn việc khác với mức thu nhập cao hơn… và phần lớn trong số đó là lao động với ngành nghề đơn giản như hướng dẫn hành khách, phục vụ tại ga, nhân viên vé, lái xe…
Và họ nghỉ rải rác từ năm 2016 đến trước tháng 3.2019, với số lượng khoảng gần 180 người. Trong số những người nghỉ việc không có lái tàu, cán bộ kỹ thuật cao.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng đã chủ động tuyển dụng bổ sung thay thế cho những trường hợp xin thôi tham gia để đảm bảo cho quá trình đào tạo cũng như vận hành thử theo kế hoạch của Dự án.
Theo Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt Hà Nội, hiện tại số nhân sự của Dự án vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng theo yêu cầu. Ảnh minh hoạ: Sơn Tùng |
Hiện tại số nhân sự của Dự án vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng theo yêu cầu. Số nhân sự xin thôi không tham gia chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên sâu. Phần lớn những nhân sự cao cấp, nhân sự đảm nhiệm vị trí đòi hỏi tay nghề cao và mang tính chuyên ngành sâu cũng như số lái tàu cơ bản giữ nguyên như ban đầu. Từ khi chạy thử đến nay số lao động xin thôi không tham gia là rất ít…
Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội, được thành lập năm 2016. Khi mới thành lập thì công đoàn cơ sở có hơn 20 đoàn viên, hiện nay số lượng đoàn viên là hơn 650 người.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại chậm tiến độ, 28% công nhân đã bỏ đi TP Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu phục vụ cho việc vận hành đường sắt trên cao Cát Linh ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử lần cuối để nghiệm thu Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu 20 ngày chạy thử với tần suất như khai thác thương mại để nghiệm thu.
|
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định