Dòng điện nguy hiểm và 10 biện pháp phòng tránh tai nạn bị điện giật
Đời sống - 18/08/2019 18:05 Phương Linh(t/h)
Cột điện đổ gãy do mưa bão tại Hà Nội. Ảnh minh họa |
Điện và hiện tượng bị điện giật là gì?
Khi bị điện giật, dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận. Làm tổn thương chúng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tử vong. Điện áp càng cao, thời gian bị điện giật càng lâu thì tình trạng của người bị điện giật càng nghiêm trọng.
Một hiện tượng trong thực tế xảy ra liên tục là bị sét đánh chính là bị điện giật ở mức tổn hại lớn nhất. Bởi điện áp của tia sét có thể lên đến vài nghìn KW.
Tử vong do điện giật có thể gây ra đối với công nhân và kỹ sư ngành điện đang làm việc, hoặc do tai nạn lao động, do tai nan trong gia đình (chiếm tỉ lệ cao nhất) ở các nước châu Âu , tai nạn trong gia đình chiến 45% tổng số tử vong do điện giật. Còn ở các nước đang phát triển, tỉ lệ này còn cao hơn. Chính vì vậy các biện phát phòng tránh và cấp cứu ban đầu là rất cần thiết để bảo đảm tính mạng con người.
Các phản ứng sinh bệnh học khác nhau xảy ra trong cơ thể con người khi tiếp xúc với điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ dòng điện. điện trở của cơ thể, điện thế, tần số dòng diện, thời gian tiếp xúc và đường đi của dòng điện.
Cường độ dòng điện là yếu tố cơ bản để phát sinh ra tai nạn. Cường độ càng lớn, dòng điện càng nguy hiểm. Cường độ là nguyên nhân gây chết.
Bắt đầu từ 1,2 mA dòng điện xoay chiều 60Hz, đã gây ra một cảm giác choáng nhẹ cho người. Đó là ngưỡng cảm nhận dòng điện.
Nguyên nhân bị điện giật
Đường dây dẫn điện không đủ tiêu chuẩn: mắc tạm bợ, cuốn chung với dây điện thoại, đường điện chưa hoàn thiện.
Do chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện.
Do thiết bị điện sử dụng bị rò điện ra vỏ (vỏ dẫn điện mà không nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật.
Không tuân thủ quy trình an toàn :sửa chữa điện không cắt nguồn điện, cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện..
Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất;
Xây nhà sai vi phạm khoảng cách an toàn;
Trời mưa to đứng dưới gốc cây cao;
Thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo…
10 biện pháp phòng tránh tai nạn điện giật
1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…để không bị điện giật chết người.
2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà
3. Phải lắp cầu dao hay Aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.
4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.
6. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ.
7. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật .
8. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.
9. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.
10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
Trên đây là bài viết giải thích về nguyên nhân của hiện tượng tại sao bị điện giật là gì, khi tiếp xúc với điện cũng như cách giúp bạn và người thân phòng chống an toàn – hiệu quả nhất khi sử dụng điện.
Những cái chết vì điện có phải thường tại người dân ? Sáng nay (17/8/2019), ông xe ôm tên Hòa (60 tuổi, ngụ quận Tân Bình) đang ngồi uống cà phê tại một quán vỉa hè trên ... |
Suýt mất mạng vì di chuyển bằng xe điện cân bằng trên đường Sử dụng xe điện cân bằng di chuyển trên đường giao thông, một bé trai suýt mất mạng sau khi mất kiểm soát và ngã ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng