Thứ bảy 27/04/2024 11:25

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn

Nghiên cứu - TS. NGUYỄN THỊ THÙY YÊN - TRẦN DUY PHƯƠNG

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của công đoàn đã được nói đến từ lâu; song, trong điều kiện hiện nay, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Sự ủng hộ của chính quyền, chuyên môn với công đoàn cũng phải được đặt ra trong bối cảnh mới.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn
Lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam trao quyết định thành lập chi bộ Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Hà Nam. Nguồn: baohanam.com.vn

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN THEO HƯỚNG TẠO CƠ CHẾ CHỦ ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC

Các cấp ủy Đảng lãnh đạo công đoàn ở tầm chiến lược, bao quát toàn diện, tôn trọng tính tự chủ, tạo điều kiện phát huy vai trò của công đoàn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc giao nhiệm vụ của cấp ủy đối với công đoàn và lãnh đạo công đoàn cùng cấp phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, giúp các cấp công đoàn tập trung thời gian, nguồn lực làm tốt nhiệm vụ đại diện cho NLĐ, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Cụ thể, thực hiện giảm tải một số nhiệm vụ không thuộc chức năng, nhiệm vụ của công đoàn để công đoàn cấp tỉnh, cấp huyện tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Luật Công đoàn. Đổi mới công tác cán bộ đối với tổ chức Công đoàn theo hướng: Tạo sự chủ động để Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn được tuyển chọn, bố trí cán bộ công đoàn trong hệ thống công đoàn từ cơ sở trở lên; giao quyền chủ động cho tổ chức Công đoàn được quyết định tổ chức, biên chế cán bộ của hệ thống công đoàn, linh hoạt luân chuyển, bố trí cán bộ không phân biệt địa giới hành chính để kịp thời hỗ trợ các địa bàn có diễn biến quan hệ lao động phức tạp. Cụ thể như sau:

Về biên chế

Đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Tổng Liên đoàn chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc xây dựng tổng mức biên chế toàn hệ thống công đoàn trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, số lượng công đoàn cơ sở (CĐCS), đoàn viên công đoàn và khả năng tài chính của các cấp công đoàn. Khi được phê duyệt, Tổng Liên đoàn sẽ phân bổ biên chế cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, cùng với giao quỹ lương và thông báo cho các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Cán sự Đảng của Bộ để phối hợp thực hiện.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn
Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn cho chủ tịch công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước do Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Nguồn: baothanhhoa.vn

Về phân cấp quản lý cán bộ

Tạo điều kiện để công đoàn chủ động hơn trong việc tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn các cấp. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn trực tiếp quản lý (bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thông báo nghỉ hưu...) cán bộ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phân cấp cho Đảng đoàn và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý cán bộ chuyên trách công đoàn đối với các chức danh còn lại. Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn tăng cường công tác kiểm tra đối với các đối tượng đã phân cấp quản lý. Cho phép tổ chức Công đoàn chủ động trong việc tuyển chọn cán bộ công đoàn và xây dựng các chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút người giỏi phục vụ tổ chức Công đoàn, tăng tỷ lệ cán bộ công đoàn chuyên trách xuất thân từ phong trào công nhân và CĐCS.

Giao quyền chủ động cho Tổng Liên đoàn phối hợp với các Tỉnh ủy, Thành ủy trong việc luân chuyển, đào tạo cán bộ trong thực tiễn phong trào công nhân và công đoàn tại những địa bàn có quan hệ lao động phức tạp. Cho phép Tổng Liên đoàn có cơ chế để được luân chuyển cán bộ trong diện quy hoạch ở cơ quan Tổng Liên đoàn và cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương về cơ sở để rèn luyện trong thực tiễn phong trào công nhân và công đoàn.

Việc chủ động trong công tác cán bộ sẽ là điểm mấu chốt để tổ chức Công đoàn có thể chuyển mình, đổi mới, thay đổi cách làm việc phù hợp với tình hình mới. Nếu không có những cán bộ công đoàn trưởng thành từ công nhân, hiểu biết chia sẻ với họ thì CĐVN không thể có lòng tin của công nhân, cuốn hút, lôi kéo họ về với mình. Không có cán bộ công đoàn từ công nhân thì trong cuộc cạnh tranh với các tổ chức đại diện mới của NLĐ, CĐVN khó có thể chiếm ưu thế.

Ngay từ khi mới ra đời Công hội đỏ, các lãnh tụ đầu tiên của tổ chức CĐVN như đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã chủ trương “vô sản hóa”. Từ một giáo viên dạy học, đồng chí đã đến với công nhân, thực sự làm công nhân in, công nhân bốc vác ở cảng Hải Phòng. Chỉ có sống cùng, làm cùng công nhân mới có thể hiểu họ và thuyết phục họ gia nhập công đoàn, tham gia cách mạng.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

Trong khi ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, NLĐ có vị thế làm chủ, được tham gia quản lý, làm việc vì lợi ích chung của đất nước, thì ở các doanh nghiệp tư nhân, FDI, NLĐ là người làm thuê vì mục đích thu nhập bảo đảm cuộc sống cho mình, lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc về chủ doanh nghiệp. Vì vậy, không thể áp đặt vai trò, vị trí và phương thức tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vào các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân và FDI. Cần khẩn trương nghiên cứu để sớm có mô hình tổ chức Công đoàn thích hợp, hiệu quả cho khu vực này.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn
Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tuyên truyền, vận động thành lập CĐCS tại Công ty TNHH Polaris KTY Việt Nam. Nguồn: congdoanhatinh.org.vn

Cần có giải pháp hữu hiệu khắc phục tư duy “công chức hóa”, “hành chính hóa” đối với cán bộ công đoàn. Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự xuất phát từ phong trào công nhân, công đoàn, hiểu biết sâu sắc về công nhân, công đoàn, có năng lực vận động công nhân, tổ chức các hoạt động thuộc chức năng của công đoàn, nhất là việc thương lượng với giới chủ về lợi ích, điều kiện làm việc của công nhân.

Chuyển vai trò quản lý (một cách mặc nhiên) của CĐVN hiện nay đối với tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp sang vai trò song trùng: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với công đoàn tại doanh nghiệp, CĐVN chỉ tổ chức, hỗ trợ về nghiệp vụ công đoàn. Ở cấp doanh nghiệp, chỉ cho phép tổ chức đại diện NLĐ khác được hoạt động trong phạm vi từng doanh nghiệp và chỉ được thực hiện các tương tác về quan hệ lao động, bao gồm đối thoại, thương lượng thỏa ước lao động tập thể và đình công.

Cần xác định rõ nhiệm vụ chính trị số một của tổ chức Đảng tại khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng một cách khô khan, mà phải cụ thể hóa thành việc lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng tổ chức Công đoàn thực sự đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, không để giới chủ chi phối.

Đồng thời, phải lãnh đạo các tổ chức CĐCS tập hợp, giáo dục công nhân, thương lượng có hiệu quả với giới chủ, mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ về lương, thưởng và cải thiện điều kiện lao động. Phải xác định nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ trong quan hệ với chủ sử dụng lao động là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tổ chức Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân và FDI.

Tiếp tục đổi mới và củng cố CĐVN ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để tổ chức này thực sự là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Việt Nam như đã được khẳng định trong Hiến pháp. Đồng thời, có phương thức tổ chức, hoạt động đặc thù phù hợp cho tổ chức cơ sở của CĐVN ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và FDI. Ở khu vực này, tổ chức Công đoàn cần trở lại với vai trò nguyên thủy và chính yếu của mình. Đó là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ với chủ sử dụng lao động.

Ngoài vấn đề trên cũng nên đề xuất: Đảng quan tâm hơn việc lãnh đạo nâng cao vị thế của CĐVN trong xã hội và Đảng lãnh đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lao động và công đoàn. Với sự đổi mới đồng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tổ chức CĐVN, tin tưởng CĐVN sẽ có sức mạnh mới, cùng giai cấp công nhân đồng lòng bên Đảng xây dựng đất nước giàu mạnh.

Hiệu quả từ phong trào thi đua và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn Hiệu quả từ phong trào thi đua và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn

Ngày 11/1/2022, Công đoàn huyện Quỳnh Phụ và Vũ Thư (Thái Bình) đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm 2021 và triển ...

Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác  an toàn, vệ sinh lao động Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Bạn Nguyễn Hải An (Biên Hòa, Đồng Nai) hỏi: Tôi là cán bộ chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của một ...

Giải pháp thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam Giải pháp thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam

Vấn đề cạnh tranh, thu hút NLĐ sẽ được đặt ra khi xuất hiện các tổ chức đại diện khác của NLĐ tại doanh nghiệp.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết Tôi công nhân

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết

Chọn địa điểm du lịch gần, chọn phương tiện di chuyển phù hợp, mang theo những vật dụng “cây nhà lá vườn" là 3 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch dịp 30/4 - 01/5 mà người lao động có thể áp dụng để có một kỳ nghỉ ý nghĩa mà không quá tốn kém.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024 Infographic

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất

Bản tin công nhân ngày 26/4 gồm những nội dung chính sau đây: Hơn 5.000 vị trí việc làm dành cho người lao động; Nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần; Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất; Nghỉ hết 6 tháng thai sản, xin nghỉ thêm được không?...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.