Thứ sáu 17/05/2024 18:27

Điều trị Covid-19 từ xa cho F0 tại nhà: Một số bài học kinh nghiệm

Người lao động - TS. BS. TRỊNH HỒNG LÂN - Phân Viện trưởng, Phân viện Khoa học ATVSLĐ và Bảo vệ môi trường miền Nam

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh cài đặt phần mềm Zalo là có thể tiếp cận, tư vấn, khám, hội chẩn và điều trị bệnh cho các F0 bị Covid-19 được cách ly và điều trị ở nhà.
Điều trị Covid-19 từ xa cho F0 tại nhà: Một số bài học kinh nghiệm

Đường Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh lúc 10 giờ 42 ngày 21/8/2021 vắng lặng.

Tháng 8/2021 với TP. Hồ Chí Minh là những những ngày không thể nào quên. Trên khắp các con đường, ngõ hẽm của thành phố, ngay cả khu vực trung tâm vào giờ cao điểm đều vắng lặng khác thường. Hầu hết mọi người đều ở nhà theo dõi thông tin về dịch bệnh. Số liệu về các ca F0 tăng nhanh khủng khiếp và các bệnh viện dã chiến, khu thu dung tập trung liên tục mọc lên nhưng luôn quá tải khiến nhiều người choáng váng. Quá trình tham gia khám, tư vấn điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ xa giai đoạn này để lại cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm; đồng thời, cũng là gợi ý cho một số nhiệm vụ nghiên cứu chăm sóc, quản lý sức khỏe NLĐ trong dịch bệnh về sau...

Chuyện chưa cũ kể lại

Khu chung cư cao tầng nơi tôi đang sinh sống mọi thứ như dừng lại. Ban Quản lý chung cư thông báo xuất hiện 5 gia đình có F0 đầu tiên, 3 nhân viên của cơ quan tôi đang công tác cũng bị nhiễm Covid-19. Mọi người vô cùng hoang mang, lo lắng. Ban Quản lý khu chung cư kêu gọi các các gia đình có người làm ngành Y tham gia hỗ trợ bà con chung cư bị bệnh Covid-19, vậy là tôi cùng một chị bác sĩ đã nghỉ hưu phối hợp tham gia trợ giúp cho bà con trong thời điểm khó khăn này.

Mọi người sống trong chung cư cùng chung tay đóng góp, lên phương án xử lý các ca F0 là cư dân của chung cư; mua 5 bình ô-xy dự phòng và 2 máy tạo ô-xy, mượn bình ô-xy của các trung tâm hỗ trợ từ thiện về trợ giúp cho tất cả các ca F0 của chung cư khi cần thiết. May mắn, thời điểm này, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng mới xuất hiện một hệ thống mạng lưới các “Tổ y tế từ xa”, bao gồm rất nhiều các giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các cộng tác viên là bác sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau tham gia khám, tư vấn, chăm sóc và theo dõi từ xa cho các trường hợp F0 được cách ly điều trị ở nhà.

Tôi nhận thấy đây là một mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa (Telemedicine) rất đơn giản mà hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế hiện nay. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh cài đặt phần mềm Zalo là có thể tiếp cận, tư vấn, khám, hội chẩn và điều trị bệnh cho các F0 bị Covid-19 được cách ly và điều trị ở nhà.

Tôi tình nguyện tham gia vào một “Tổ y tế từ xa” từ đó. Tôi nghĩ, đây là một công việc rất có hiệu quả và mang nhiều ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử đầy căng thẳng này.

Vào thời điểm đó, rất nhiều bệnh nhân F0 khi phát bệnh đã lây nhiễm cho hầu hết các thành viên trong gia đình (có gia đình có tới gần 10 người với 3-4 thế hệ cùng ở cùng nhà đều bị lây nhiễm Covid-19).

Trong khi đó, nhiều người F0 không thể liên lạc được với bất kỳ cơ sở y tế nào vì tất cả các bệnh viện, khu điều trị tập trung dã chiến, các đội xe cấp cứu 115 đều quá tải không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân. Có lẽ chúng tôi - “Tổ Y tế từ xa” trở thành chiếc phao cứu sinh duy nhất của họ.

Một số người khi liên lạc với chúng tôi đã khóc vì quá hoảng loạn. Để làm được nhiệm vụ tư vấn, khám và điều trị, chăm sóc từ xa cho các ca F0, bản thân tôi lúc đầu rất lo lắng. Đây là căn bệnh mới trên thế giới, diễn biến bệnh ở một số trường hợp lại rất nhanh, rất nguy hiểm và khó lường nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Trong khi đó, mặc dù là một bác sỹ đa khoa Nội - Nhi, có chứng chỉ hành nghề, nhưng từ lâu tôi chỉ quen nghiên cứu và giảng dạy, khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Y học dự phòng. Để khắc phục, tôi phải ngày đêm tham gia học tập thông qua các buổi đào tạo online, các buổi Hội thảo chuyên đề Covid-19 do Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch mời các chuyên gia đầu ngành khu vực phía Nam, chuyên gia nước ngoài hướng dẫn.

Đồng thời, tự mình tìm kiếm các tài liệu khoa học liên quan tới khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19; mày mò học cách lắp ráp và sử dụng các loại bình ô-xy, máy tạo ô-xy, máy đo ô-xy máu SpO2… để có thể hướng dẫn online cho các ca F0 sử dụng ở nhà.

Điều trị Covid-19 từ xa cho F0 tại nhà: Một số bài học kinh nghiệm
TS. BS. Trịnh Hồng Lân cùng các đồng nghiệp tập huấn phòng, chống dịch Covid-19 cho cán bộ, người lao động Công ty TNHH POU SUNG, KCN Bàu Xéo, tỉnh Đồng Nai.

Tại thời điểm giữa tháng 8/2021, thời gian khám và điều trị bệnh Covid-19 cho các ca F0 trong giai đoạn đầu rất nhiều (hàng chục ca bệnh hằng ngày), do vậy thời gian khám bệnh có thể là bất cứ lúc nào vì có những ca bệnh phải thăm khám 2-3 lần trong ngày.

Mặc dù vất vả nhưng các thành viên “Tổ y tế từ xa” của chúng tôi gồm có 2 bác sĩ và 03 bạn sinh viên y khoa năm cuối của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch làm việc rất tích cực, không kể ngày đêm và tuyệt đối không có ai kêu ca phàn nàn.

Bên cạnh việc cùng các bác sỹ và sinh viên trong “Tổ Y tế từ xa” khám, điều trị bệnh Covid-19 theo hệ thống của nhà trường; còn có nhiều ca F0 khác là các nhân viên của cơ quan tôi, các giáo viên, công nhân và nhiều đối tượng khác khi biết tôi là bác sĩ cũng gọi điện liên hệ nhờ giúp đỡ khám chữa bệnh cho họ và các thành viên gia đình họ bị nhiễm bệnh Covid-19.

Đối tượng bệnh nhân của chúng tôi không chỉ ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, mà còn cả những NLĐ ở khu vực tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chúng tôi lại tiếp tục tự lập ra các Group trên Zalo kêu gọi thêm một số bác sỹ, các em sinh viên ngành Y (là các học trò của tôi) tham gia tư vấn, khám và chữa bệnh cho rất nhiều các gia đình F0.

Chúng tôi tự học tập, hướng dẫn cho nhau và phân công nhiệm vụ để cùng nhau phối hợp giúp đỡ cho các gia đình bệnh nhân Covid. Chúng tôi làm việc với một tinh thần là làm sao giúp cho các ca bệnh không chuyển nặng, giúp các ca F0 càng sớm hồi phục càng tốt, giúp các ca bệnh nặng có thể chuyển viện an toàn nhất có thể. Điều may mắn và vui nhất là hàng trăm ca bệnh mà chúng tôi trực tiếp tham gia khám, điều trị bệnh đều hồi phục và qua khỏi, không có ca F0 nào tử vong ở nhà.

Thời điểm hiện nay, khi tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh đã cơ bản được kiểm soát, khi hầu hết mọi người đã được tiêm vắc xin ngừa Covid-19, chúng tôi đã tới cơ quan làm việc bình thường trở lại nhưng hằng ngày vẫn phải tiếp tục tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca bệnh F0 cả cũ và mới, dù đã được tiêm vắc xin đầy đủ.

Tuy nhiên, việc điều trị đã nhẹ nhàng hơn giai đoạn tháng 8-9 rất nhiều vì đa số các ca F0 đều có các triệu chứng rất nhẹ, ít có nguy cơ chuyển nặng như trước đây. Đôi khi, chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn, khám và điều trị cho bệnh nhân F0 bất cứ lúc nào và ở đâu, kể cả khi chúng tôi đang di chuyển trên đường đi công tác chỉ với một chiếc điện thoại di động trên tay.

Điều trị Covid-19 từ xa cho F0 tại nhà: Một số bài học kinh nghiệm

Nhân viên y tế cung cấp túi thuốc cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà ở TP. Hồ Chí Minh.

Những bài học kinh nghiệm

Thông qua các hoạt động khám chữa bệnh Covid-19 online cho các ca F0 tại nhà trong thời gian qua, bản thân tôi rút ra được nhiều bài học quí báu trong cuộc chiến chống dịch này:

1. Khi bệnh nhân mắc Covid-19 thường rất hoang mang, lo sợ. Các cán bộ y tế cần động viên, an ủi, tư vấn tâm lý tận tình giúp họ ổn định tâm lý.

2. Cần hướng dẫn bệnh nhân chi tiết, cụ thể về việc khai báo điện tử, khai báo với Trạm y tế nơi cư trú để họ có thể được hỗ trợ các túi thuốc (A, B hay C), tiếp nhận số điện thoại khẩn cấp của các Trạm y tế di động…

3. Chú ý hướng dẫn bệnh nhân và gia đình thật cụ thể, tỉ mỉ về các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong gia đình.

4. Nên chuyển cho bệnh nhân các hướng dẫn thêm dưới dạng Video clip về cách đo ô-xy máu (SpO2), cách tập thở, tập vận động nhẹ nhàng…

5. Trong giai đoạn từ ngày thứ 4 - 6, cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển độ để kịp thời xử lý, ngăn chặn sớm bệnh chuyển nặng (tụt ô-xy dưới 95%, chỉ số SpO2 dao động nhiều, đặc biệt cần phát hiện những ca thiếu ô-xy “thầm lặng” tức ngực khó thở khi nằm ngửa, ô-xy tụt khi vận động, gắng sức, tụt ô-xy khi quá lo lắng, hít sâu bị sặc,…).

6. Cần tư vấn, thuyết phục bệnh nhân tích cực tập thở nhiều lần trong ngày, ngay cả khi bệnh nhân chưa có dấu hiệu khó thở.

7. Sau khi khỏi bệnh, test Covid âm tính vẫn cần theo dõi thêm để kịp thời phát hiện và điều trị cho những người bị hậu Covid (Long Covid-19).

8. Khi điều trị các ca F0 có bệnh lý nền, cần theo dõi sát việc họ tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền (có trường hợp vì lo lắng quá cho việc điều trị Covid mà quên đi việc điều trị bệnh lý nền; đây là điều rất nguy hiểm cho bệnh nhân khi tự cách ly và điều trị ở nhà, nhất là với các trường hợp không thể nhập bệnh viện điều trị được).

Điều trị Covid-19 từ xa cho F0 tại nhà: Một số bài học kinh nghiệm

"Tổ Y tế từ xa” của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh) đang tư vấn cho một F0 điều trị tại nhà.

9. Khi điều trị Covid-19 nên sử dụng thuốc Đông - Tây y kết hợp sẽ hiệu quả cao hơn việc chỉ sử dụng thuốc Tây.

10. Các “Tổ Y tế từ xa” nên có sự tham gia của các em sinh viên y khoa. Điều này vừa giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trong việc lập hồ sơ, theo dõi F0. Mặt khác, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các em sinh viên được trực tiếp tham gia công tác tư vấn, khám, điều trị và theo dõi bệnh nhân rất trực quan. Giúp ích nhiều cho các em sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai.

11. Đây là một dịp các thầy thuốc như tôi được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cuộc chiến căng thẳng phòng, chống Covid-19 của TP. Hồ Chí Minh.

12. Nên vận động các bác sĩ, các cán bộ nhân viên y tế khác đã nghỉ hưu, các bạn học viên, sinh viên ngành Y có điều kiện cùng tham gia. Chúng ta hoàn toàn có thể cùng nhau lập ra các nhóm “Tổ Y tế từ xa”, hoàn toàn có thể khám và điều trị từ xa cho các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm trong tình huống khó khăn như vừa rồi.

Triển khai chương trình hỗ trợ điều trị cho lao động nữ F0 có biến chứng hậu Covid-19 Triển khai chương trình hỗ trợ điều trị cho lao động nữ F0 có biến chứng hậu Covid-19

Nhằm ưu tiên và sớm triển khai việc hỗ trợ điều trị cho lao động nữ F0 có biến chứng hậu Covid-19, Viện Khoa học ...

Mối nguy hại từ việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 trôi nổi tại các khu công nghiệp Mối nguy hại từ việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 trôi nổi tại các khu công nghiệp

Hiện tại, các khu công nghiệp ở Đà Nẵng xuất hiện nhiều ca nhiễm, nhiều người đã lợi dụng tình hình này để quảng cáo ...

Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, không ít địa phương có cảng biển còn lúng túng trong việc xử lý tình ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Đời thợ -

Thân phận “ngụ cư” của những lao động ly hương

Nhìn di ảnh người chồng, chị Thu đau xót cùng cực, cảm xúc như muốn vỡ oà, đổ dồn sang tôi - đang đứng bên tác nghiệp: “Tiêu hết rồi, đừng hỏi nữa nhà báo ơi”…

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đón xem Muôn nẻo yêu thương: Những kỳ tích được viết bằng trái tim Muôn nẻo yêu thương

Đón xem Muôn nẻo yêu thương: Những kỳ tích được viết bằng trái tim

Chương trình Muôn nẻo yêu thương: Những kỳ tích được viết bằng trái tim phát sóng 20 giờ, ngày 17/05/2024.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.