Đằng sau bức bích họa trên ngôi đình cổ
Cà phê tối - 20/03/2022 13:49 MỸ ANH
Bích họa được vẽ trên bức tường đầu hồi và tường bao ngôi đình cổ Tự Đông. Ảnh: Facebook |
Cụ thể, Đoàn thanh niên phường Cẩm Thượng đã sơn bức bích họa phủ nhiều màu lên tường đầu hồi trái của ngôi đình cổ và khoảng 40 mét tường rào của di tích nhân Tháng Thanh niên. Ngay khi hình ảnh về bức bích họa trên ngôi đình cổ lan truyền, dư luận đã phản ứng rất mạnh mẽ.
Câu chuyện ở đây không chỉ là đẹp hay không đẹp như những tranh cãi gần đây về các bức bích họa thảm họa. Mà việc tác động lên hạng mục công trình di tích cấp quốc gia được giới chuyên gia xem là cực kỳ nghiêm trọng.
Bởi, việc gây biến dạng công trình, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di tích có dấu hiệu vi phạm Luật Di sản văn hóa. Chưa kể, cách thức khắc phục cũng trở nên vô cùng khó khăn.
Hiện tại, địa phương đã sơn phủ lên bức bích họa.
Vụ việc có thể coi là tạm khép lại, song, có vô vàn câu hỏi được đặt ra:
Dư luận sẽ tiếp tục thắc mắc về 40 triệu đồng vẽ bích họa rồi tiền phủ sơn lại lên bức tường ngôi đình cổ ở Hải Dương ai trả?
Dư luận cũng sẽ đặt câu hỏi về ai đã phê duyệt và có đủ thẩm quyền không khi cho những người trẻ vẽ bích họa lên tường di tích? Bởi, mọi tác động vào Di tích văn hóa - Lịch sử cấp Quốc gia đều phải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt.
Dư luận cũng có quyền chất vấn về việc sơn đè lên có làm di tích mất đi độ cổ kính, làm di tích trăm tuổi về… một tuổi hay không? Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Dương cũng cho rằng sơn lại là giải pháp tốt nhất nhưng cũng làm biến dạng, giảm giá trị di tích.
Việc “khép tội” những người trẻ vì động cơ chân thành muốn đường phố phong quang, tươi đẹp hơn cũng không cần thiết. Nhưng, câu chuyện về di sản giữa phố, giữa làng và ý thức về giá trị di tích cũng như Luật Di sản văn hóa là điều rất đáng bàn. Bởi, những câu chuyện buồn như ở Hải Dương đã lặp đi lặp lại quá nhiều.
Cách đây chưa lâu, một đoàn làm phim đã tô trét lên giếng cổ Đường Lâm (hạng mục trong di sản làng cổ Đường Lâm) để… quay phim. Hay câu chuyện trùng tu Tháp Bánh Ít (Bình Định), đơn vị thi công đã tự tiện xây thêm bồn hoa diêm dúa ở ngôi tháp cổ hơn 1.000 năm tuổi. Hoặc việc những người trẻ vô tư khắc hoặc viết lên các di tích nơi họ tới như một cách “check in”.
Những câu chuyện từ lớn tới nhỏ, từ tập thể những người làm văn hóa tới những cá nhân hưởng thụ văn hóa. Chúng vừa mới diễn ra nhưng cũng lặp đi lặp lại từ rất lâu. Chúng không mới mà vẫn nóng hổi tính thời sự. Điều này cũng dấy lên sự cấp thiết trong việc truyền thông, giáo dục ý thức về di sản văn hóa.
Bởi, suy cho cùng, người dân địa phương cần hiểu giá trị di sản. Phải hiểu thì mới yêu, mới trân trọng di tích. Từ đó, họ mới không ngang nhiên tô vẽ vào di sản mà không thấy bất cứ lấn cấn nào trong thâm tâm.
Và đó cũng là cách bảo vệ di sản căn cơ, bền vững nhất chứ không phải chỉ soi lỗi để phạt.
Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa |
Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá |
Giếng cổ đình làng và văn hóa |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng