Cứu nạn giao thông trên đường cao tốc: Vẫn còn nhiều hạn chế
Đời sống - 27/07/2019 09:29 Quang Hải
Xe cấp cứu “đạt chuẩn” là một yêu cầu cần thiết của công tác cứu nạn giao thông. ảnh: ST |
Chậm tiếp cận hiện trường
Theo Ủy ban ATGT quốc gia, số vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc chiếm khoảng 12,9% các vụ TNGT đường bộ. Cả nước hiện có hơn 700km đường bộ cao tốc, không nhiều so với các tuyến đường khác. Nhưng công tác cứu nạn trên tuyến đường này rất quan trọng vì phương tiện vận hành với tốc độ cao, khi xảy ra sự cố tính chất thường nghiêm trọng. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi sắp tới, áp lực giao thông tăng cao.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính Phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc thì khi xảy ra tai nạn, sự cố, ngoài tuân thủ Điều 38 Luật Giao thông đường bộ, đội cứu nạn cần có mặt tại hiện trường, chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin về sơ, cấp cứu ban đầu người bị nạn.
Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc, có hiệu lực từ ngày 1/3/2017. Theo đó, tối thiểu 50km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu được tổ chức ghép trong các Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
Tuy nhiên, sau gần 3 năm “khởi động”, đến nay, hệ thống này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đơn cử tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 100km. Toàn tuyến có 12 cơ sở y tế tham gia vào công tác cứu nạn giao thông.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng Quản lý vận hành Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (thuộc Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam VIDIFI), Công ty đã làm việc với 12 trung tâm y tế, bệnh viện huyện của Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng và nhận định, các đơn vị này không đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, phương tiện và con người.
Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế chỉ có 1 xe cứu thương không đạt chuẩn và một lái xe được huy động tham gia cứu nạn giao thông cao tốc. Thực tế xảy ra sự cố thì xe lại đang thực hiện nhiệm vụ khác. Theo thiết kế, cứ 20km có một nút giao trên đường cao tốc. Một số huyện không có nút giao lên đường cao tốc như Thanh Hà (Hải Dương), bệnh viện huyện muốn tiếp cận vị trí sự cố phải đi lên Gia Lộc hay nút giao Quốc lộ 10 tại An Lão (Hải Phòng).
Với các hạn chế trên, lo ngại rằng công tác cứu nạn y tế chậm, tỷ lệ thương vong cao. Trong khi chờ hoàn thiện văn bản pháp lý, Công ty đã xây dựng lực lượng cứu nạn với đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp y tế đủ khả năng tham gia xử lý, cấp cứu hiện trường….
Trạm cấp cứu giao thông cần được xã hội hóa và cơ động hơn
Trước những hạn chế về công tác cứu nạn y tế trên các tuyến đường cao tốc, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam Widifi đã báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải). Đồng thời kiến nghị, nên cho phép các Công ty quản lý khai thác đường cao tốc ký hợp đồng trực cứu nạn y tế lưu động để khi có sự cố thì huy động kịp thời, không phải “chờ” cơ sở y tế địa phương.
Còn nếu tiếp tục thực hiện theo Thông tư 49/2014/TT-BYT thì ngành Y tế cần mau chóng nâng cấp phương tiện thiết bị, con người của các cơ sở y tế tham gia cứu nạn đáp ứng yêu cầu…
Tại tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trường hợp cần sự cấp cứu kịp thời thì các đơn vị y tế ở xa; thiếu đơn vị trực chiến 24/24h.
Không riêng hai tuyến cao tốc nói trên, trong quá trình đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc do điều kiện về vốn, các tuyến cao tốc chưa được đầu tư hệ thống ITS đồng bộ. Đến nay, các tuyến đã có hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Synhư Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Hà Nội – Hải Phòng…
Tuy vậy mới dừng lại ở việc xây dựng các trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến, chưa có các trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực. Khi xảy ra tai nạn trên một tuyến thì mỗi trung tâm chỉ điều hành giao thông trong phạm vi tuyến đó, không kết nối được với các tuyến khác trong khu vực để phân luồng, điều tiết giao thông, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ.
Trung tâm Khai thác điều hành giao thông tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ảnh: ThC |
Chia sẻ giải pháp quản lý đường cao tốc, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, các tuyến cao tốc do VEC quản lý đều bảo đảm tiêu chuẩn 50 km có một trạm cứu hộ, cứu nạn luôn duy trì trực 24/24h, bảo đảm cứu hộ, cứu nạn trong vòng 30 phút. Ở một số vị trí, VEC ký hợp đồng dịch vụ với các đối tác theo nguyên tắc tất cả các trạm phải bảo đảm tiêu chuẩn.
Dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng hơn 2.000 km đường cao tốc. Để giải quyết tình trạng đường cao tốc “chờ” cứu nạn, theo Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc, cần tuân thủ đúng nội dung về phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Trong đó, phải đảm bảo yêu cầu hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các đơn vị khai thác, bảo trì dễ thực hiện, dễ điều tiết, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan chặt chẽ, nhanh chóng.
Công tác cứu nạn giao thông rõ ràng không thể chậm trễ, chờ đợi khi liên quan đến thương vong, tính mạng con người.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định