Công nhân và điều ước giản dị giữa đại dịch Covid-19

Người lao động - Hoàng Nhung

Công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, không sắp xếp được thời gian trông con để bảo đảm công việc… Đó là những khó khăn mà rất nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) đang phải đối mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
5348 img 0202
Chị Nguyễn Thị Thắm - công nhân Công ty FWCC, KCN Bắc Thăng Long.

“Có việc là đủ, còn nước thì còn tát”

Len lỏi vào khu trọ của công nhân KCN Bắc Thăng Long, tôi gặp chị Nguyễn Thị Thắm - công nhân Công ty FWCC đang vội vã đi chợ sau giờ tan ca. Nhìn trên xe có túi cà pháo cộng thêm vài con cá khô đủ để hiểu đó là thực đơn cho bữa tối của gia đình chị. Giữa thời điểm kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, những công nhân như chị Thắm đang phải đau đầu cân đối các khoản để có thể duy trì chi phí sinh hoạt hằng ngày.

“Chừng ấy thức ăn có đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình không chị?”, tôi gặng hỏi.

Dắt chiếc xe wave tàu cũ kỹ vào một góc, chị Thắm tâm sự: “Bây giờ nếu không chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thì khó có thể đủ trang trải cho tiền nhà trọ, điện, nước, tiền học cho con và các khoản phát sinh khác. Vì vậy, mình phải “thắt lưng buộc bụng” để không bị thiếu trước, hụt sau”.

Được biết, cả hai vợ chồng chị đều là công nhân. Hiện tại, do tình hình Covid-19, công ty không xuất được hàng hóa nên buộc phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhân sự. May mắn hơn những người khác, cả hai vợ chồng đều là công nhân gắn bó lâu năm nên chỉ bị nghỉ luân phiên, không tăng ca. “Nhiều người mới vào làm, hay chỉ làm hợp đồng thì dễ bị cho nghỉ việc hoặc không tái ký hợp đồng. Nhiều công nhân bị thất nghiệp lắm. Hiện tại, còn việc là tốt rồi, còn nước thì còn tát”, chị Thắm bộc bạch.

CNLĐ và mong ước giản dị khi dịch Covid 19 quay trở lại
Chị Thắm lo lắng vì dịch bệnh con phải nghỉ học, ở nhà không có ai chăm.

Sắp xếp được thời gian trông con

Lên Hà Nội làm công nhân ngót nghét gần chục năm, hiện tại chị Thắm đã có hai cậu con trai. Không giống như một số công nhân khác là chọn cách gửi con cái về quê sống với ông bà, chị Thắm vẫn quyết tâm cho cả hai con lên Hà Nội sinh sống để tiện chăm sóc, dạy dỗ dù biết trước sẽ có vô vàn những khó khăn.

Trước đây, hằng ngày hai vợ chồng chị chia nhau đưa con đi học rồi cả hai đi làm, đến chiều thì đón con về. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh, tất cả học sinh đều phải ở nhà để bảo đảm an toàn. Điều này đã khiến cho không chỉ gia đình chị Thắm mà còn nhiều công nhân lao động khác phải đau đầu tìm cách cân bằng, vừa có thời gian trông con, vừa bảo đảm công việc để có thu nhập.

“Cậu con trai cả nhà mình dù đã lớn và có khả năng trông em được, nhưng tâm lý của mình vẫn rất bất an khi để hai đứa ở nhà. Vì vậy, dù đang khó khăn về kinh tế, mình vẫn quyết định chi một khoản để gửi nhờ cậu út sang nhà hàng xóm”, chị Thắm nói.

Dịch bệnh kéo dài, thu nhập bấp bênh khiến cho hai vợ chồng chị Thắm phải kiếm thêm việc làm để trang trải cuộc sống. Theo lời kể của chị Thắm, hiện tại chị đang bán hàng online trên mạng còn chồng chị tìm việc làm thêm theo giờ, ai thuê gì làm nấy, chẳng nề hà.

“Mình bắt đầu bán mỹ phẩm online từ khi sinh xong bé thứ hai, ban đầu cũng được bạn bè ủng hộ, sau một thời gian cũng chững lại do công việc và chăm con không có nhiều thời gian. Đợt này mình tiếp tục bán lại nhưng có lẽ do vướng dịch Covid-19 nên mọi người chẳng có nhu cầu làm đẹp nữa”, chị Thắm gượng cười.

Chính vì lo kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình nên hai vợ chồng không có nhiều thời gian dành cho con. Mong muốn bình dị hiện tại với chị chỉ là dịch bệnh sớm qua đi, công việc ổn định, chị cũng sẽ dành nhiều thời gian để chăm sóc và quan tâm hai con.

CNLĐ và mong ước giản dị khi dịch Covid 19 quay trở lại
Xóm trọ của công nhân bị ngập úng khi mưa lớn.

Có an cư, mới lạc nghiệp

Vấn đề chỗ ở của công nhân vẫn luôn là bài toán được nhiều người quan tâm. Với mức lương trung bình của người lao động tại các KCN, việc công nhân bỏ tiền để thuê nhà trọ đạt tiêu chuẩn đã khó, mua cho mình căn nhà nho nhỏ để an cư lạc nghiệp lại càng khó hơn.

Với hoàn cảnh của chị Thắm, là công nhân đã gắn bó với công ty 7 năm, suốt khoảng thời gian đó, chị cùng gia đình đều phải mất 1 khoản tiền để thuê trọ. Việc mua nổi một căn nhà với vợ chồng chị là điều trong mơ cũng khó thành hiện thực. Chị Thắm nói: “Tiền nhà trọ, điện nước hàng tháng mình phải trả không dưới 1,5 triệu đồng. Tiền đóng học cho hai đứa con mỗi tháng gần hết cả tiền lương. Vậy bạn nghĩ mình có khả năng để mua nhà hay không?”.

“Đi thuê nhà thì nay đây, mai đó... nên khi đi làm sổ hộ khẩu, cơ quan chức năng thường tra hỏi có giấy chứng nhận nhà ở không? Rồi lại giấy tạm trú, tạm vắng, hợp đồng làm việc dài hạn… Kết quả là hộ khẩu không làm được, con đi học không đúng tuyến. Không đủ điều kiện đi học trường công lập. Mà đi học trường tư lại đắt đỏ, đã tốn kém còn tốn kém hơn!”, chị Thắm nói thêm.

Chị kể với tôi, trong 7 năm qua, chị chỉ chuyển nhà 4 lần. Mặc dù nơi chị thuê không đáp ứng đủ những điều kiện tốt để cả gia đình sinh sống nhưng nghĩ đến việc tìm nhà trọ mới, dọn dẹp đồ đạc lỉnh kỉnh chị lại thôi. Chị Thắm tâm sự: “Vì lương thấp, hai vợ chồng chỉ dám thuê phòng trọ nhỏ, lụp xụp. Những ngày hè thì nóng bức, ngày mưa thì ngập lụt. Phòng chỉ chưa đầy hai chục mét vuông, ngột ngạt lắm”.

Với chị Thắm, hiện tại chỉ mong sao cho dịch bệnh sớm qua, xã hội bình ổn, có sức khỏe để tiếp tục cố gắng.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 23/8
Tuần qua, công nhân có gì vui? Tuần qua, công nhân có gì vui?
"Chỗ công ty giờ thay đổi gì không?"
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.