Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Người lao động - 06/09/2024 19:17 Phương Mai - Văn Quân
Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương? |
Do mức độ nguy hiểm của bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi), Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống thiên tai đã ra thông báo khẩn, đề nghị người dân lưu ý không nên chủ quan.
Trong đó, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân cần chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.
Trước thực tế diễn biến của bão ngày một phức tạp và nguy hiểm, ngay từ chiều qua (5/9), người dân tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão Yagi đã đổ xô đến các chợ, siêu thị để mua các nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ dự trữ trong nhà.
Nhiều người lao động tranh thủ giờ nghỉ trưa đến siêu thị mua đồ tích trữ. Ảnh chụp trưa 6/9. |
Ghi nhận của phóng viên Lao động và Công đoàn trưa 6/9, tại một siêu thị thuộc quận Hai Bà Trưng, lượng khách đến mua đồ đông gấp 3-5 lần thời điểm cùng giờ mọi ngày, thậm chí, bãi đỗ xe đã không còn chỗ chứa.
Đây là một trong những siêu thị giá rẻ, nên khách đến chủ yếu là người lao động các công ty trên địa bàn.
Chị Nguyễn Thị Duyên (35 tuổi), nhân viên một công ty về xuất khẩu lao động cho biết: “Nghe tin bão về, chúng tôi hối nhau đi mua đồ dự trữ, đằng nào cũng phải dùng. Nhưng mới chỉ kịp mua được ít quả, trứng và thịt đông lạnh, quầy rau khi tôi đến thì đã hết mất rồi, may mà sáng đã kịp mua ít thịt ở chợ”.
Nhiều sạp hàng trống trơn chỉ sau vài phút. |
Đại diện phía siêu thị này cho biết, các sản phẩm như: trứng, thịt đông lạnh, rau và mì tôm,... liên tục hết hàng. Tuy nhiên, vẫn có đủ lượng hàng dự trữ, hoặc nhập thêm gấp để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo ghi nhận, dù người mua tăng đột biến nhưng phía đơn vị cung cấp cũng không tăng giá trục lợi trước tình hình mưa bão.
Tại các chợ dân sinh ở một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, ngay từ sáng sớm, tình trạng ùn tắc đã xảy ra. Chị Hoài Linh (huyện Thanh Trì) cho biết: “Nghe tin từ chiều nay đã có mưa nên tôi tranh thủ đi chợ luôn trên đường đi làm từ sáng. Dù đã đi từ sớm nhưng vẫn phải chen chúc mới có thể mua được hàng, gọi cho chỗ mua thịt quen cũng không còn miếng nào”.
Chiều tối 6/9, nhiều người tiện đường tan ca ghé vào các chợ dân sinh để mua thêm đồ ăn tích trữ trong thời gian diễn ra bão số 3 |
Tại các khu công nghiệp, do phải đi làm trong giờ hành chính, nhiều công nhân đã chủ động nhờ người thân hoặc mua đồ từ tối hôm trước.
Chị Nguyễn Thị Loan - công nhân Công ty TNHH Bao bì Phúc Tiến (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, chị đã mua gạo, nước, thuốc men đủ để dự trữ trong khoảng 5 ngày ngay khi có tin bão sẽ đến và ảnh hưởng đến khu vực mình sinh sống.
Siêu bão Yagi được dự báo là cơn bão mạnh nhất đi vào Vịnh Bắc Bộ trong 10 năm trở lại đây và sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động các tỉnh phía Bắc.
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của cơn bão, hiện nhiều doanh nghiệp ở các vùng chịu ảnh hưởng đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024).
Tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, Công đoàn phối hợp với chuyên môn huy động cán bộ, công nhân, lao động gia cố lại nhà xưởng, khuôn viên để đảm bảo an toàn.
Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, trước khi bão xảy ra, người dân cần: - Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão; - Giữ liên lạc giữa tàu thuyền và đất liền, thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn; - Bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; - Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông, đề phòng nước dâng; - Đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão; - Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày; - Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền. |
Mời độc giả xem thêm các bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3 |
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn ... |
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không? Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi ... |
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…