Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Tinh thần “Lương y như từ mẫu” được phát huy mạnh mẽ

Trong những ngày qua, siêu bão Yagi đã gây ra những thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc. Nhiều khu vực bị cô lập, chìm trong biển nước, khiến số lượng bệnh nhân tăng vọt, trong khi hệ thống y tế tại các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, và Thái Nguyên gặp vô vàn khó khăn.

Mặc dù nhiều cơ sở y tế bị hư hại do mưa lũ và sạt lở, các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo cứu chữa kịp thời cho người bệnh. Các biện pháp phòng chống bão, như di dời bệnh nhân và thiết bị lên tầng cao, chuẩn bị thuốc men, máy phát điện dự phòng, đều được thực hiện một cách khẩn trương.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Những vết thương trên cơ thể một em bé sau cơn lũ lớn. Hiện em đang được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Ảnh: BVCC

Tại một số bệnh viện ở TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, do mất điện lưới kéo dài, hết nhiên liệu chạy máy phát điện nên nhân viên y tế phải bóp bóng bằng tay để cấp cứu người bệnh.

Các bệnh viện, cơ sở y tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực cứu chữa nạn nhân bị vùi lấp, chấn thương… do ảnh hưởng của cơn bão và hoàn lưu sau bão.

Nhiều nhân viên y tế đã dầm mình trong mưa lũ cùng người dân đối phó và khắc phục hậu quả…

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Chiều ngày 10/9/2024, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ đoàn viên ngành y tế bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi).

Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đoàn công tác Công đoàn Y tế Hàn Quốc.

Tại buổi lễ, đồng chí Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam kêu gọi toàn ngành và các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ đồng nghiệp và cơ sở y tế chịu thiệt hại. Số tiền quyên góp sẽ được tiếp nhận đến hết ngày 30/9/2024 và phân bổ kịp thời đến những nơi khó khăn.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất, giúp các cơ sở y tế sớm khôi phục hoạt động.

Nhằm tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả của bão, lũ, duy trì và đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong công văn về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 mới ban hành, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế ở các tỉnh, thành phố không bị ảnh hưởng bão, lũ sẵn sàng thành lập đoàn công tác để hỗ trợ cho các bệnh viện vùng bão lũ trong trường hợp cần thiết.

Bộ Y tế lưu ý không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với các nạn nhân của cơn bão số 3 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc, vật tư… và chủ động đề xuất khắc phục, bổ sung kịp thời để bảo đảm công tác khám, chữa bệnh thường quy.

Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng tổ chức các hoạt động từ thiện và vận động cán bộ, nhân viên y tế quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.

Tinh thần “Lương y như từ mẫu” được phát huy mạnh mẽ trong những ngày khó khăn này. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành Y tế, hàng ngàn người dân đã được cấp cứu kịp thời, vượt qua giai đoạn khó khăn do thiên tai gây ra.

Nhiều bệnh viện lớn nhanh chóng cứu trợ vùng lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng bào vùng bão lũ và hỗ trợ các cơ sở y tế trong tình huống cấp bách, ngày 14/9/2024, đoàn hỗ trợ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, do PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Giám đốc Bệnh viện dẫn đầu, đã kịp thời có mặt tại Lào Cai để hỗ trợ ba bệnh viện trọng yếu.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tham gia chương trình hiến máu nhân đạo ủng hộ người bệnh gặp nạn do bão số 3. Ảnh: BVCC.

Trước đó, vào ngày 13/9, toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tham gia chương trình hiến máu nhân đạo “Blouse trắng – Trái tim hồng”. Những giọt máu hiến tặng không chỉ mang ý nghĩa cứu sống người bệnh mà còn là biểu hiện của tình yêu thương, sự sẻ chia dành cho đồng bào gặp nạn.

Sau khi tổng hợp số lượng máu dự trữ, Ban Giám đốc Bệnh viện quyết định khẩn cấp cử một đoàn hỗ trợ y tế, bao gồm 12 bác sĩ chuyên khoa cùng với gần 100 đơn vị máu và 1 tỷ đồng viện trợ, trực tiếp đến các bệnh viện tại Lào Cai như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, và Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp thăm khám cho những nạn nhân bị chấn thương do hậu quả của bão Yagi gây ra. Ảnh: BVCC

Không chỉ mang đến nguồn máu quý giá, đoàn y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức còn cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực như chấn thương, thần kinh và hồi sức. Họ đã phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế tuyến dưới, phân loại tổn thương, xử lý các ca bệnh khó, tiến hành hội chẩn và cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, Bệnh viện còn hỗ trợ tài chính cho ba bệnh viện tại Lào Cai, mỗi nơi 300 triệu đồng để khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra, và trao tặng 100 triệu đồng cho gia đình nhân viên y tế hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại Trạm Y tế Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, chỉ trong vòng hai ngày sau khi phát động chương trình ủng hộ, Bệnh viện đã huy động gần 450 triệu đồng từ cán bộ, nhân viên và người lao động, nhằm giúp đỡ đồng nghiệp, nhân viên y tế và đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ.

Bệnh viện Bạch Mai còn cử các đội cấp cứu, tổ chuyên môn xuống các vùng bị ảnh hưởng, hỗ trợ hội chẩn từ xa và trực tiếp tham gia cứu chữa các ca bệnh nguy cấp.

Tinh thần sẵn sàng ứng phó với hậu quả của bão Yagi và dịch bệnh sau lũ đã được Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - PGS. TS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh tại buổi giao ban ngày 13/9/2024: Với các trường hợp nạn nhân được chuyển đến điều trị tại viện, các chuyên khoa nhanh chóng tiếp nhận và tập trung mọi nguồn lực để cứu chữa. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên y tế cần nêu cao tinh thần chủ động, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh phát sinh sau bão lũ, có phương án hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, bà con kịp thời.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
PGS.TS. Đào Xuân Cơ trực tiếp thăm khám và chỉ đạo hội chẩn để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Được biết hiện Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng., 11 tuổi, dân tộc Tày, là nạn nhân sống sót sau vụ lũ quét tại Nà Lủ. Bố mẹ em đang làm thợ xây ở Hà Nội, trong khi anh trai em đi học nên thoát khỏi thảm họa.

Khi nhập viện, Ng. được chẩn đoán viêm phổi do hít bùn đất sau đuối nước, biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp), đa chấn thương, gãy xương đòn phải, tổn thương gan và phần mềm, kèm theo nguy cơ sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

Tại buổi hội chẩn toàn viện nhằm tìm ra phương án điều trị tối ưu cho cháu Ng. (sáng 15/9), PGS.TS. Đào Xuân Cơ khẳng định, bệnh viện sẽ dồn toàn bộ nguồn lực để cứu chữa cho cháu bé, đồng thời hỗ trợ chỗ ăn ở cho gia đình em trong thời gian khó khăn này. Cùng tham gia hội chẩn có GS.TS. Hashimoto, chuyên gia hô hấp đến từ Bệnh viện National Center for Global Health and Medicine, Tokyo - Nhật Bản.

Qua các hành động thiết thực và kịp thời, ngành Y tế không chỉ thực hiện tốt vai trò cứu chữa trong những hoàn cảnh khắc nghiệt mà còn thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc với đồng bào vùng lũ. Từ việc miễn thu viện phí, hỗ trợ cứu trợ y tế đến sự chung tay của cả hệ thống trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, tinh thần "Lương y như từ mẫu" đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần giúp đồng bào vùng bão lũ vượt qua khó khăn và từng bước khôi phục cuộc sống sau thiên tai.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Bạn đang xem bài viết trong chủ đề: CHUNG TAY KHẮC PHỤC BÃO LŨ

Trân trọng mời bạn đọc xem thêm các bài viết cùng chủ đề TẠI ĐÂY

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm y tế, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh những điều dưỡng viên cần mẫn, không quản ngại ...

Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc

Hơn 4,9 tỷ đồng đã được huy động để hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại các tỉnh Cao Bằng, ...

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất? Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu ...

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.