Công nhân phải có mục tiêu, khát vọng và lòng tự trọng
Người lao động - 26/05/2024 09:00 MINH KHÔI
Thủ tướng sẽ dự diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” |
Chị nói rằng, hồi đó rất ngưỡng mộ các cô chú, anh chị đi trước và luôn tự nhủ nhất định mình sẽ phải làm được như thế và hơn thế.
“Tôi ý thức mình cần phải quan sát và học hỏi mỗi ngày”, chị Phùng Thị Hạnh chia sẻ bí quyết của mình.
Ban đầu, chị học hỏi từ đồng nghiệp. Tranh thủ giờ nghỉ ca, chị lại học từ các cô chú có thâm niên. “Cứ chuyền nào có thợ giỏi, công đoạn nào có người làm tốt hơn là tôi học”, chị nói.
Chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội, Tổng công ty May 10 tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia" - Ảnh: Minh Khôi |
Nữ công nhân còn học các anh chị quản lý chuyền may về cách bố trí hàng, sắp xếp hàng hóa sao cho hợp lý và thuận tiện nhất để rút ra kinh nghiệm cho mình, đồng thời loại bỏ những thao tác thừa, giúp đẩy nhanh năng suất.
Theo chia sẻ của chị Hạnh, những ngày đầu chị chỉ may được 200-300 sản phẩm theo công đoạn, nhưng sau 5 tháng đã may được 700-800 sản phẩm theo công đoạn/ngày.
Dù vậy, chị vẫn thấy chưa hài lòng, luôn cảm thấy mình có thể làm được nhiều hơn thế. Chị đã học cách kiểm soát thời gian với mục tiêu năng suất giờ sau phải tăng hơn giờ trước ít nhất 5%.
“Hơn một năm sau, tôi đã là người dẫn đầu về năng suất tại đơn vị với 1.400 sản phẩm theo công đoạn/ngày, đạt 150% so với đồng nghiệp cùng công đoạn”, chị Hạnh chia sẻ.
Không chỉ làm chủ công đoạn của mình, nữ công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội - Tổng công ty May 10 còn học thêm những công đoạn khác để nâng cao tay nghề. Từ đó, chị trở thành thợ điều động, tức là có thể ngồi được bất kỳ vị trí nào trong chuyền.
Các đại biểu lắng nghe tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia" - Ảnh: Minh Khôi |
Những năm gần đây, Tổng công ty đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, rút ngắn thời gian sản xuất. Nhiều thiết bị tự động được sử dụng giúp tăng 30% năng suất. Đặc biệt, hệ thống máy trải vải tự động, máy cắt tự động, máy lập trình, máy thùa đính tự động… giúp tăng năng suất từ 150% đến 200%.
“Để đạt được kết quả đó, chúng tôi phải chủ động tìm hiểu, đáp ứng và làm chủ được công nghệ mới”, nữ công nhân cho biết.
Chị Hạnh luôn có mặt trong các Hội thi thợ giỏi cấp Tổng Công ty và Hội thi thợ giỏi và Ngày hội lao động sáng tạo cấp ngành do Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức. Chị coi đây là cơ hội để học hỏi được nhiều cách làm hay, thao tác mới từ những người thợ giỏi nhất trên cả nước.
Nữ công nhân tự hào chia sẻ rằng mình luôn là công nhân đạt năng suất và thu nhập cao hàng đầu của xí nghiệp với 15.000.000 đồng/tháng. Chị cũng nhiều năm liền đạt lao động giỏi, đoàn viên công đoàn xuất sắc, danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Công nhân tiêu biểu…
Hội thi Thợ giỏi ngành Dệt May Việt Nam do Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức, thể hiện sự tâm huyết trong việc tạo môi trường thi đua và thúc đẩy phong trào của các cấp trong hệ thống. Đây là dịp để công nhân lao động cọ sát, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, thúc đẩy năng suất lao động. |
Chị Hạnh (bên phải) phát biểu tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia", sáng 26/5/2024 - Ảnh: Minh Khôi |
Từ kinh nghiệm đã đúc rút được sau hơn chục năm gắn bó với nghề, chị chủ động chia sẻ, hướng dẫn và lan tỏa những cách làm hay cho bạn bè, đồng nghiệp. Mọi người đều rất phấn khởi làm theo và cải thiện được năng suất.
Chị nói rằng, đây chính là cách để thể hiện tình yêu, sự tri ân của mình đối với nơi mà chị đã làm việc và gắn bó suốt những năm qua, cả những người đi trước đã truyền nghề cho chị “với tất cả sự kính trọng và tri ân”.
Từ thực tế công việc của một người lao động trực tiếp, chị Hạnh cho rằng năng suất lao động nước ta còn có thể nâng cao nhiều hơn nữa, nếu từng doanh nghiệp, từng người lao động luôn nỗ lực hàng ngày.
“Mỗi công nhân, dù làm những công việc rất bình thường, nhưng phải có mục tiêu, khát vọng và cả lòng tự trọng. Phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, tiếp cận làm chủ khoa học công nghệ, hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay. Chỉ khi có nâng cao năng suất, chúng ta mới có cơ hội nâng cao thu nhập, giảm thời giờ làm việc để chăm sóc gia đình, con cái và tái sản xuất sức lao động”, chị Hạnh nói tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia 2024”.
Video: Chị Phùng Thị Hạnh phát biểu tham luận tại Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia".
Là người may mắn đại diện cho công nhân ngành Dệt May phát biểu tại diễn đàn, chị Hạnh đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành việc nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ công tác đào tạo cho các doanh nghiệp sử dụng đông lao động, đặc biệt là lao động mới.
Bên cạnh đó, từ thực tế hoạt động tại May 10 – nơi có trường mầm non, trung tâm y tế và Trường Cao đẳng nghề May 10, chị bày tỏ mong muốn Chính phủ có các chính sách để nhân rộng mô hình này cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, bởi như thế sẽ giúp cho người lao động có đủ điều kiện để phát triển bản thân, yên tâm công tác góp phần tăng năng suất lao động.
Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Chính phủ tổ chức, diễn ra tại Hà Nội, sáng 26/5/2024. Diễn đàn là dịp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các chuyên gia và công nhân, người lao động cùng trao đổi, thảo luận về thực trạng năng suất lao động Việt Nam, nguyên nhân, điểm nghẽn của năng suất lao động và đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động Việt Nam. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam dự Diễn đàn. Diễn đàn còn có sự tham dự của các đồng chí: Đồng chí Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đồng chí Phạm Tất Thắng, - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội… 450 cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân lao động tiêu biểu về sự sáng tạo, năng suất cao được lựa chọn từ các ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn, gần 18 triệu công nhân lao động cả nước tham dự Diễn đàn. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.