Công nhân mình ơi, đừng vung tay quá trán rồi khi túng quẫn lại đi vay tín dụng "đen"
Người lao động - 27/07/2020 10:08 LÊ TUYẾT
Anh chị em công nhân tham gia chương trình tọa đàm "Quản lý chi tiêu và giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong công nhân" |
Trước khi bắt đầu chương trình, tôi tranh thủ phỏng vấn nhanh một vài anh chị em công nhân.
Hỏi: Anh chị hiện có đang sử dụng điện thoại thông minh không?
Đáp: Có.
Hỏi: Anh chị thường dùng điện thoại thông minh để làm gì?
Đáp: Lướt Facebook, xem clip, đọc tin tức
Hỏi: Anh chị có được trả lương qua thẻ ATM không?
Đáp: Có
Hỏi: Anh chị có cài một ứng dụng (app) của ngân hàng mà mình có thẻ ATM không?
Đáp: Không
Hỏi: Anh chị có gửi tiết kiệm không?
Đáp: Lương công nhân có mấy triệu, gửi tiết kiệm kiểu gì. Muốn gửi tiết kiệm thì phải có dư một vài chục triệu đồng; ra ngân hàng mà gửi vài triệu đồng, vài trăm ngàn thì tiết kiệm kiểu gì. Nói chung là không có gửi tiết kiệm!
Hỏi: Vậy khi gặp sự cố bất ngờ như ốm đau, tai nạn, cần tiền mua sắm một món đồ gì đó rất cần thiết thì mình lấy tiền ở đâu?
Đáp: Đi mượn. Mượn không được thì đi cầm đồ. Cần ít tiền thì cầm giấy tờ xe, chứng minh nhân dân, nhiều thì cầm xe máy… hoặc vay lãi suất cao của các nhóm cho vay ngoài xã hội!
Hỏi: Vay như vậy anh chị có sợ không?
Đáp: Sợ chứ! Nhưng mà nếu vào đường cùng rồi, không vay nóng, vay lãi suất cao thì lấy tiền ở đâu? Đâu có ngân hàng nào cho mình vay nhanh như những người cho vay nóng đâu!
Hỏi: Bây giờ nhé, nếu chỉ cần có một cái điện thoại thông minh, cài một ứng dụng của ngân hàng mà mình có thẻ ATM, không cần nhiều, chỉ cần mỗi tháng 1 triệu đồng, vài trăm ngàn, vài chục ngàn thôi, mình cũng có thể gửi tiết kiệm được. Lãi suất còn cao hơn cả lãi suất khi mình ra ngân hàng gửi trực tiếp. Như vậy, mình có một khoản tiết kiệm, khi mình rơi vào một tình huống éo le cần tiền gấp, mình rút tiết kiệm ra dùng mà không cần đi cầm đồ, đi vay nóng. Anh chị thấy tốt không?
Đáp: Làm gì có kiểu tiết kiệm nào như thế? Nhưng nếu có thì tôi sẽ làm ngay!
Các diễn giả chia sẻ về các giải pháp giúp công nhân quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền từ đồng lương còn eo hẹp |
Những câu hỏi đó tôi hỏi nhiều công nhân khác nhau và các câu trả lời đều có nội dung tương tự nhau. Đối với anh chị em công nhân, tiền lương ít nên gửi tiết kiệm là hoàn toàn không khả thi, cho nên có bao nhiêu thì tiêu xả láng, gặp chuyện gấp thì nghĩ ngay đến chuyện đi vay!
Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Trương Thị Bích Hạnh cho hay, quản lý chi tiêu là bài toán không chỉ được đặt ra khi dịch Covid-19 ập đến mà đó là vấn đề rất được đoàn viên, công nhân lao động quan tâm. Thực tế, một bộ phận công nhân biết cách chi tiêu hợp lý, họ có tích lũy nên khi đối mặt với dịch Covid-19, gia đình họ vẫn có nguồn tài chính để xoay xở được. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít, rất nhiều công nhân chưa biết cách quản lý chi tiêu, tài chính trở nên khó kiểm soát, công nhân lao động dễ rơi vào tình trạng túng thiếu, cầm cố mua bán sổ BHXH, vay nặng lãi, dính “bẫy” tín dụng đen…
Nhiều công nhân ngoài làm chính thức ở nhà máy còn làm thêm đủ thứ nhưng vẫn không đủ chi tiêu vì chưa biết cách tiết kiệm |
Vậy, với tiền lương vài triệu đồng mỗi tháng, công nhân sẽ tiết kiệm như thế nào? Câu trả lời được đại diện các ngân hàng đưa ra cực kỳ đơn giản. Đơn cử cho người dùng thẻ ATM của Ngân hàng Vietcombank, VietinBank - Đây là hai ngân hàng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để chuyển trả lương cho người lao động.
Cả hai ngân hàng đều có ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh. Ứng dụng của Ngân hàng Vietcombank dành cho người sử dụng là Vietcombank, Ngân hàng Vietinbank là VietinBank iPay. Trên hai ứng dụng này, có phần “Gửi tiết kiệm”. Bất kỳ lúc nào trong ngày, anh chị em công nhân đều có thể gửi tiết kiệm chỉ từ vài chục ngàn đồng. Chưa kể, lãi suất khi gửi tiết kiệm qua ứng dụng lại cao hơn gửi trực tiếp. Khi cần tiền, anh chị em công nhân có thể rút bất kỳ lúc nào, không cần phải ra ngân hàng vào giờ làm việc như cách gửi tiết kiệm truyền thống.
Giao diện mục "Gửi tiết kiệm" trên ứng dụng VietinBank iPay - Với ứng dụng này, công nhân có thể tiết kiệm chỉ với số tiền vài chục ngàn đồng |
“Quản lý chi tiêu tức là mình biết cái nào cần chi, cái nào không. Đặc biệt khi tiền lương của công nhân còn eo hẹp, anh chị em đừng vung tay mua sắm khi món hàng đó thực sự không cần thiết. Hãy chia tiền lương ra từng “bó” nhỏ, trong đó đặc biệt chú ý đến “bó tiết kiệm”. Vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng mình để dành khi khỏe mạnh sẽ thật đáng giá khi mình ốm đau. Khi mình biết cách chi tiêu, biết cách để dành thì tín dụng “đen” sẽ khó mà có đất sống”, bà Trương Thị Bích Hạnh chia sẻ.
Giao diện "Mở tiết kiệm" trên ứng dụng của Vietcombank - Với ứng dụng này, công nhân có thể gửi tiết kiệm bất kỳ lúc nào với bất kỳ số tiền nào mình cảm thấy hợp lý |
Tôi lại hỏi một chị công nhân: Chị thấy mỗi tháng để dành vài trăm ngàn đồng có khó lắm không?
Đáp: Không khó, thậm chí tôi còn có thể để dành được mỗi tháng một, hai triệu đồng. Chỉ là lâu nay, tôi không biết có cách gửi tiết kiệm trên điện thoại như vậy, cứ để trong thẻ ATM. Mà để trong thẻ là biết rồi đó, khó để dành lắm, “máu” mua sắm nổi lên là rút đi mua ngay. Bây giờ thì tôi nghĩ mình đã biết cách.
Những hình ảnh đầu tiên khi Đà Nẵng tạm dừng các hoạt động không thiết yếu Dù TP đã xuất hiện ca bệnh lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhưng nhiều người dân Đà Nẵng luôn tin tưởng vào công tác ... |
Đà Nẵng tạm dừng các hoạt động không thiết yếu từ 13h ngày 26/7 Sáng 26/7, UBND TP Đà Nẵng ban hành Công văn số 4869/UBND-SYT về việc khẩn trương triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình ... |
Bộ Y tế thành lập 3 Đội công tác đặc biệt hỗ trợ Đà Nẵng dập dịch COVID-19 Ngay trong tối 25/7, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập 3 Đội công tác đặc biệt hỗ trợ TP Đà Nẵng phòng, chống ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?