Chủ nhật 12/05/2024 14:40

Công nhân các khu công nghiệp: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông

Phóng sự điều tra - ThS. LẠI SƠN TÙNG - Học viện Cảnh sát nhân dân

Tai nạn giao thông (TNGT) vẫn luôn là chủ đề nóng khiến các cấp, các ngành trăn trở và nhiều người dân lo lắng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này xuất phát từ sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông, trong đó có công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Do đó, việc nâng cao ý thức tham gia giao thông của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp sẽ góp phần kiềm chế và giảm bớt TNGT.
Công nhân các khu công nghiệp: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông
Giờ tan ca của công nhân Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Ảnh: Lê Lâm.

Số liệu tổng hợp của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia những năm gần đây cho thấy, mỗi năm toàn quốc đều xảy ra hơn mười nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết hàng nghìn người và làm bị thương hàng nghìn người khác. Riêng năm 2021 so với năm 2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (23,32%), số người chết giảm 1.068 người (15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (28,16%).

Theo Kế hoạch Năm An toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, trên tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông” thì mục tiêu của năm 2022 là kéo giảm từ 5 đến 10% số vụ TNGT, số người chết, bị thương do TNGT so với năm 2021; xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh; không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, nguy cơ về TNGT vẫn còn cao, trong đó có nguy cơ từ người điều khiển phương tiện giao thông là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước. Tình trạng này có xu hướng nghiêm trọng hơn trong thời gian gần đây.

Một số nguyên nhân

Hạ tầng giao thông các khu công nghiệp bị quá tải

Xuất phát từ đặc thù công việc của công nhân tại các khu công nghiệp. Do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc tăng ca sản xuất để bù lại những khoảng thời gian bị tạm dừng, trì trệ trước đó. Thời điểm trước mỗi ca sản xuất có sự tham gia giao thông của số lượng lớn công nhân, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông ở nhiều khu công nghiệp bị quá tải, tắc đường, dẫn đến tình trạng nhiều công nhân đi ngược chiều, chạy xe quá tốc độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi xe lên vỉa hè, lấn làn, vượt làn…Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến tại các khu công nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao về TNGT.

Công nhân các khu công nghiệp: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông
Lực lượng tự quản của Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ điều tiết giao thông và hướng dẫn công nhân tham gia giao thông an toàn tại Nhà máy Tân Đệ 7. Ảnh: thaibinh.gov.vn

Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức

Cùng với công tác quy hoạch giao thông tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập; hạ tầng giao thông chưa được quan tâm phát triển tương xứng với quy mô, số lượng công nhân làm việc tại đây; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp chưa được các cấp, các ngành, người đứng đầu các doanh nghiệp tiến hành một cách quyết liệt, nếu có thì chỉ mang tính hình thức; nội dung tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với đối tượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Nhiều công nhân chưa ý thức được tầm quan trọng của nội dung này.

Số lượng công nhân tham gia giao thông lớn

Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên, thời điểm đầu năm, hoặc thời điểm các doanh nghiệp tuyển dụng ồ ạt công nhân như hiện nay, cũng như các dịp doanh nghiệp huy động tăng ca, làm thêm giờ để bảo đảm tiến độ đơn hàng, nguy cơ TNGT của công nhân các khu công nghiệp càng lớn. Đây là khoảng thời gian công nhân trở lại làm việc tham gia giao thông lớn, cùng với việc điều khiển phương tiện giao thông cẩu thả, ý thức tuân thủ pháp luật không cao dẫn đến dễ xảy ra TNGT.

Kiến nghị, đề xuất

Từ những nguyên nhân nêu trên, để hạn chế TNGT của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, xin kiến nghị:

Một là, người đứng đầu chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng, các chủ doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông, vì mục tiêu “tính mạng con người là trên hết”. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác này. Đồng thời, cần xây dựng nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng khác nhau, trong trường hợp này là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Nội dung tuyên truyền phải đi vào các chủ đề chuyên sâu; chú trọng đến việc hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh TNGT, hậu quả của TNGT đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Công nhân các khu công nghiệp: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông
Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông tại Công ty TNHH XSGD Grand Gain do Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước tổ chức. Ảnh: Thu Hằng.

Hai là, mặc dù cần phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất để bù lại khoảng thời gian trì trệ trước đó, nhưng người đứng đầu các doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp cần xem xét, phân bổ lại khoảng thời gian tăng ca sản xuất sao cho phù hợp, tránh để xảy ra tình trạng quá tải về công việc đối với công nhân, tạo tâm lý thoải mái, không vội vàng chạy theo chỉ tiêu sản xuất, phần nào giúp cho công nhân điều khiển phương tiện giao thông từ nhà đến cơ sở sản xuất được an toàn.

Ba là, lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông…cần tăng cường công tác tuần tra xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông tại các khu công nghiệp, đảm bảo nghiêm minh, rõ ràng. Về lâu dài, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự quy hoạch giao thông tại các khu công nghiệp một cách đồng bộ, tổ chức giao thông hợp lý thông qua việc hoàn thiện hệ thống biển báo, đèn tín hiệu…đúng chất lượng kỹ thuật, áp dụng công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông và người thực thi công vụ.

Bốn là, mỗi người công nhân làm việc tại các khu công nghiệp cần phải nêu cao tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, đồng thời nêu cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông; phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, khi tham gia giao thông phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản cho mình và cho người khác.

Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các Khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Các ...

Chắt chiu để chăm lo cho đoàn viên, người lao động Chắt chiu để chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình vừa trao kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động làm việc tại các doanh ...

Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp

Hiện thực hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra -

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Pháp luật lao động -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Phóng sự điều tra -

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự về “tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” xảy ra cách đây gần 1 năm do có kháng cáo của bị đơn.

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Phóng sự điều tra -

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Các công ty này hoạt động rầm rộ tại địa bàn đông công nhân lao động dưới "vỏ bọc" tư vấn vay vốn tín chấp miễn phí để mở tài khoản trái phép, thu lợi bất chính.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Với sự hỗ trợ, động viên của Công đoàn và chính quyền địa phương, những người lao động thi công đường Kim Đồng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa có một cái Tết ấm áp hơn, song họ vẫn còn đó nỗi niềm canh cánh khi chưa biết ngày nào được trả nợ lương.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Chủ đầu tư vừa thanh toán cho đơn vị thầu thi công gần 290 triệu đồng nhưng mỗi người lao động cũng chỉ được nhận vỏn vẹn 400.000 đồng để ăn Tết.

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Lao công có phải huấn luyện ATVSLĐ? Tôi công nhân

Lao công có phải huấn luyện ATVSLĐ?

Đảm bảo an toàn lao động là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất công việc. Với những người ít tiếp xúc với máy móc như lao công, bảo vệ thì có cần phải huấn luyện an toàn lao động?

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024 Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi nhiều nhất tính đến ngày 12
Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục

Bản tin công nhân ngày 11/5 gồm những nội dung sau: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục; Công nhân bất ngờ với "Bữa cơm Công đoàn" thơm ngon, bổ dưỡng; Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên; Công nhân ở Bình Dương than khó mua nhà ở xã hội...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Phóng sự điều tra -

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Người lao động từng là lái xe, bán vé của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 cho biết tin vui đã nhận lại tiền cược trách nhiệm mà doanh nghiệp còn nợ.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Phóng sự điều tra -

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn cho thấy công tác quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động hiện còn tồn tại nhiều bất cập, cần tháo gỡ, sửa đổi.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Ban Quản lý dự án Đà Lạt vừa tổ chức buổi thông báo giá trị thanh toán cho nhà thầu và người lao động. Sau cuộc này, có thể người lao động được nhận 50% tiền lương trước Tết.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Phóng sự điều tra -

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo kê ngư trường…

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, liên quan vụ việc nợ lương người lao động đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh hồi cuối tháng 12/2023.

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Phóng sự điều tra -

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Sau nhiều năm bị thiệt thòi quyền lợi vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, đến nay toàn bộ công nhân lao động của Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa), tỉnh Thừa Thiên Huế đã "thở phào nhẹ nhõm".

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

Phóng sự điều tra -

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

18 viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa được chi trả 1,5 tháng lương.

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Phóng sự điều tra -

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh) bị nợ lương gần 1 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người phải viết đơn nghỉ việc tìm hướng đi mới.

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Phóng sự điều tra -

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn chìm ngập trong nợ nần.

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Phóng sự điều tra -

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Bắc Hà Đông - đơn vị thi công vẫn chưa trả tiền công cho người lao động gần 580 triệu đồng như đã cam kết.