Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp
Hoạt động Công đoàn - 25/02/2022 19:01 NGUYỄN DUY VŨ- Phó Trưởng Ban Tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Cả nước hiện có trên 400 khu công nghiệp với gần 11.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong ảnh: Khu công nghiệp Trà Nóc - TP. Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Biển. |
Từ thực tiễn hoạt động
Những năm đầu mới hình thành các KCN tập trung, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và diễn biến tình hình quan hệ lao động trong các KCN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thí điểm thành lập Công đoàn các KCN và chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (7/1997); Công đoàn các KCN Biên Hòa, Đồng Nai (6/1998), Công đoàn các KCN Cần Thơ (7/1999). Kết quả thí điểm được đánh giá hoạt động của công đoàn các KCN đã đem lại hiệu quả lớn trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ); hỗ trợ các CĐCS doanh nghiệp đề xuất thương lượng, thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao đời sống của NLĐ.
Đến năm 2003, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX đã chính thức đưa vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy định về tổ chức và hoạt động của công đoàn các KCN. Từ đó đến nay, công đoàn các KCN tiếp tục phát triển trên nhiều tỉnh, thành phố, có vai trò, vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đến nay cả nước đã có 50 công đoàn các KCN được thành lập tại 48 tỉnh, thành phố, với trên 7.300 công đoàn cơ sở, tập hợp trên 3 triệu công nhân lao động trong các KCN tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam (chiếm gần 50% tổng số đoàn viên công đoàn khu vực doanh nghiệp).
Quá trình chỉ đạo đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới; đặc biệt là trước những thách thức, khó khăn, sự nhạy cảm, những thông tin xấu dễ bị tác động, kích động lây lan nhanh trong các KCN tập trung nhiều doanh nghiệp, đông CNLĐ, năm 2018, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TLĐ ngày 22/6/2018 thí điểm thành lập Mạng lưới công đoàn các KCN toàn quốc, với một số mục tiêu sau:
Một là, Xây dựng cầu nối, tạo môi trường giao lưu, gắn kết, chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa công đoàn các KCN trong toàn quốc, về hoạt động công đoàn, thực hiện mục tiêu hướng về cơ sở, đáp ứng mong đợi của đoàn viên và NLĐ.
Hai là, Hỗ trợ hoạt động kết nối cán bộ công đoàn các KCN toàn quốc, có sự ủng hộ, hỗ trợ của các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trong các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các nhân tố cán bộ công đoàn, CĐCS điển hình trong hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể và thực hiện TƯLĐTT, hành động tập thể và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Công đoàn các KCN tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiện có 50 công đoàn các KCN được thành lập tại 48 tỉnh, thành phố, với trên 7.300 công đoàn cơ sở. Trong ảnh: Công đoàn các KCN tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Điện khí Quốc Quang. Ảnh: Thanh Chung. |
Ba là, Tiếp nhận, ghi nhận các ý kiến đề xuất từ thực tiễn hoạt động CĐCS, nhằm xây dựng môi trường hoạt động công đoàn ở các KCN có những đổi mới theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bốn là, Tập hợp, đánh giá và đề xuất các hình thức ghi nhận, động viên kịp thời những gương cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn, trong xây dựng quan hệ lao động tốt, lao động sáng tạo trong các KCN.
Năm là, Tổng hợp những bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm cải thiện tốt nhất môi trường cho sự phát triển các doanh nghiệp trong các KCN, tăng việc làm, thu nhập và tăng lợi ích vật chất, tinh thần cho NLĐ.
Kết quả đạt được
Từ khi triển khai thí điểm thành lập Mạng lưới công đoàn các KCN đến nay đã được hơn 3 năm, hoạt động công đoàn các KCN trên toàn quốc đã đạt kết quả tích cực. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngày càng đảm bảo tính liên kết chặt chẽ của NLĐ, thu được nhiều kết quả đáng trân trọng. Hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ đang ngày càng chuyên nghiệp. Công tác đối thoại, thương lượng tập thể có xu hướng đem lại hiệu quả tích cực hơn cho đoàn viên, NLĐ. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho NLĐ, ngày càng phát huy tác dụng. Công tác phối hợp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp, được quan tâm hơn và có chiều hướng tốt.
Trong hơn 3 năm qua, Mạng lưới công đoàn các KCN toàn quốc đã nhanh chóng tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trang zalo chung, chia sẻ kịp thời những kinh nghiệm về các mặt hoạt động công đoàn, những tình huống diễn ra hằng ngày, phát sinh trong quan hệ lao động và kinh nghiệm phòng ngừa, giải quyết; đặc biệt, trong 2 năm diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp và NLĐ trong các KCN bị ảnh hưởng nặng nề, sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của Mạng lưới công đoàn các KCN trong việc chăm lo, bảo vệ NLĐ tuy diễn ra trong bình lặng, không tổ chức hội nghị, hội thảo, nhưng đã và đang đươc phát huy cao độ. Kết quả, hơn 3 năm qua giảm hẳn các cuộc đình công tự phát của công nhân lao động trong các KCN như ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương...
Công đoàn các KCN có vai trò, vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trong ảnh: Lãnh đạo Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ công nhân lao động Công ty TNHH Vesolar bị nợ lương, mất việc làm. Ảnh: CĐKCN Bắc Ninh. |
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trong các KCN
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, do quá trình mở rộng hội nhập quốc tế; những yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế tri thức và khoa học công nghệ; đặc biệt là sự tác động xấu của môi trường, khí hậu, dịch bệnh..., trong đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và NLĐ trong các KCN. Bởi vậy, ngoài những cơ hội tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại cho phát triển chung về kinh tế- xã hội, những tác động mặt trái sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến NLĐ và hoạt động công đoàn, với các yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cho phép thành lập tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam, đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ. Quốc hội cũng đã phê chuẩn Công ước của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể (Công ước 98), và sẽ tiếp tục phê chuẩn Công ước 87 về tự do hiệp hội. Tổ chức đại diện khác của NLĐ tại doanh nghiệp khi thành lập sẽ có quyền liên kết khi Việt Nam phê chuẩn Công ước 87, là thách thức lớn, đặt ra khả năng Công đoàn Việt Nam không còn là sự lựa chọn duy nhất của một bộ phận người lao động.
Thứ hai, công nhân lao động trong các KCN có cơ hội tiếp tục tăng nhanh về số lượng, nâng cao về trình độ, nhưng sẽ xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi lớn hơn ở tổ chức đại diện cho mình. Cũng sẽ không còn rào cản đối với lao động là người nước ngoài tại Việt Nam, dẫn đến số lượng ngày càng tăng, sẽ phát sinh cạnh tranh giữa lao động người Việt Nam và lao động người nước ngoài và xuất hiện các nhu cầu của NLĐ nước ngoài cần được bảo vệ.
Thứ ba, việc sửa đổi pháp luật lao động và các chính sách mới đang có xu hướng giảm dần sự can thiệp của Nhà nước về vấn đề tiền lương, về thương lượng, TƯLĐTT giữa tổ chức đại diện NLĐ và người sử dụng lao động, dẫn đến công đoàn cấp doanh nghiệp vừa đứng trước nguy cơ cạnh tranh khi xuất hiện tổ chức khác của NLĐ, trong khi số lượng cán bộ chuyên trách công đoàn các KCN trên cả nước hiện nay quá mỏng, không đủ lực lượng hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS hoạt động.
Công tác đối thoại, thương lượng tập thể có xu hướng đem lại hiệu quả tích cực hơn cho đoàn viên, người lao động. Trong ảnh: Đại diện Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và đại diện Công ty Cổ phần Ba Huân cùng Công ty TNHH TMDV Phần mềm Sắc Màu ký kết hợp tác chương trình phúc lợi đoàn viên. Ảnh: Chân Phúc. |
Để đẩy nhanh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 02/CTr-BCH, ngày 20/7/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động đối với công đoàn các KCN cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách công đoàn các KCN đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ; có chính sách phù hợp để bố trí cán bộ chuyên trách ở những doanh nghiệp đông công nhân lao động, nhằm xây dựng nền tảng vững chắc của tổ chức Công đoàn Việt Nam từ kết quả hoạt động vững mạnh của CĐCS.
Hai là, ưu tiên đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn (CBCĐ) trong các KCN, nhằm hun đúc tinh thần nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo của CBCĐ trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ; nâng cao tinh thần chủ động của CBCĐ trong việc lựa chọn các hoạt động công đoàn có chiều sâu, hiệu quả thiết thực; xây dựng ý thức, trách nhiệm của CBCĐ với vai trò, vị thế là người được đoàn viên, NLĐ tín nhiệm, được tổ chức Công đoàn giao nhiệm vụ; động viên, khuyến khích CBCĐ hoạt động sáng tạo, thiết thực, có khả năng truyền cảm hứng, có sức thu hút NLĐ liên kết, gắn bó trong tổ chức và hoạt động công đoàn.
Ba là, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các KCN phải căn cứ vào tình hình thực tiễn với những đặc trưng căn bản là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, đông công nhân lao động, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa khác nhau, từ đó có những giải pháp đổi mới phương thức hoạt động phù hợp; lấy trọng tâm đổi mới phương thức hoạt động công đoàn của cán bộ CĐCS trong việc dẫn dắt, truyền cảm hứng trong tham gia thương lượng, đối thoại, xây dựng và xử lý mối quan hệ với người sử dụng lao động; đồng thời đổi mới cách CBCĐ tác động đến đoàn viên, NLĐ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng CĐCS vững mạnh trong những điều kiện cụ thể.
Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp Năm 2021, hoạt động công đoàn các cấp đứng trước nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, LĐLĐ ... |
Công đoàn thương lượng với doanh nghiệp để công nhân được thưởng Tết cao hơn Theo bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, công nhân Công ty TNHH Chế ... |
Nâng cao hiệu quả hoạt động của CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước Cùng với quá trình hội nhập và đổi mới của đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp phải không ngừng ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất