Thứ năm 25/04/2024 14:15

Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất

Chính sách mới - D.M

Ngày 18/1/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có Kết luận số 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.
Diễn đàn chính sách quốc gia về "Đào tạo nghề cho thanh niên" Công đoàn Dệt May Việt Nam đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì
Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất
Công nhân trong giờ ăn ca. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Nội dung về bữa ăn ca lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019. Tuy nhiên, pháp luật hiện tại không bắt buộc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca hay các loại phụ cấp khác cho người lao động. Việc thực hiện hoàn toàn do nhận thức của người sử dụng lao động (NSDLĐ), năng lực thương lượng, đàm phán của tổ chức Công đoàn.

Để đảm bảo đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của Nghị quyết 7c, hằng năm, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cơ sở đối thoại, thương lượng để điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca lên bằng hoặc cao hơn 15.000 đồng.

Thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, các CĐCS đã thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (sửa đổi, ký lại, ký mới) với giá trị bữa ăn ca tối thiểu từ 15.000 đồng/suất trở lên không tính chi phí nhân công, vận chuyển, chất đốt… Công đoàn đứng ra tổ chức, quản lý, giám sát bữa ăn ca. 100% các bản TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, ngành đều có nội dung bữa ăn ca của người lao động và giá trị tối thiểu từ 15.000 đồng trở lên. Trong đó, TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam lần thứ 5 được ký kết trong năm 2021 có nội dung tăng giá trị bữa ăn ca lên 2.000 đồng (chỉ tính chi phí thực phẩm, không tính các chi phí khác).

Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất
Bữa sáng tại Công ty CP Teakwang Vina. Ảnh: SỸ PHÚC

Đã có nhiều mô hình hay, thiết thực về tổ chức bữa ăn ca cho người lao động như: Đảm bảo 01 khẩu phần ăn có món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng. Doanh nghiệp còn quan tâm đến người lao động ăn chay; hỗ trợ thêm bữa ăn trong ngày làm việc (trưa, chiều); thành lập hội đồng giám sát, kiểm tra, tư vấn thực đơn, xây dựng mô hình “Công đoàn tham gia đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca trong doanh nghiệp”.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 7c, đã có 37.628 doanh nghiệp có CĐCS thực hiện bữa ăn ca cho người lao động (đạt tỉ lệ 81,56% tổng số doanh nghiệp đã thành lập CĐCS). So với năm 2016, số doanh nghiệp này tăng 15.862 đơn vị. Năm 2021 có 5.290.834 người lao động được hỗ trợ bữa ăn ca (tăng 1.011.436 người lao động so với năm 2016).

Có 35.202 doanh nghiệp thực hiện giá trị bữa ăn ca từ 15.000 đồng trở lên, đạt 93,55% (tăng 19.936 doanh nghiệp so với năm 2016). Giá trị bữa ăn ca phổ biến tại các doanh nghiệp từ 16.000 đồng đến 20.000 đồng/suất.

Đến nay, đã có khoảng 21.457 bản TƯLĐTT đã ký kết. Trong đó, 94,03% các bản TƯLĐTT có giá trị bữa ăn ca từ 15.000 đồng trở lên (tăng 8.545 bản TƯLĐTT so với năm 2016).

Công đoàn thương lượng giá trị bữa ăn ca thấp nhất là 18.000 đồng/suất
Suất ăn ca của công nhân Công ty TNHH DENSO Việt Nam. Ảnh: CNCC

Tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện vẫn còn 19,44% doanh nghiệp đã thành lập CĐCS chưa thực hiện hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động. 29,57% tổng số người lao động chưa được hỗ trợ bữa ăn ca. Chất lượng bữa ăn ca còn nhiều hạn chế, còn 6,45% doanh nghiệp thực hiện giá trị bữa ăn ca dưới 15.000 đồng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm, ngừng việc tập thể liên quan đến bữa ăn ca còn xảy ra.

Trước tình hình trên, ngày 18/1/2022, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có Kết luận số 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.

Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn đưa nội dung chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động là một giải pháp chăm lo đời sống, xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ-TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị.

Từ năm 2022, các cấp Công đoàn đề xuất, đối thoại hoặc thương lượng với người sử dụng lao động về bữa ăn ca của người lao động với giá trị thấp nhất như sau:

Địa bàn thuộc vùng I, vùng II (theo vùng xác định lương tối thiểu): Từ 20.000 đồng/suất trở lên. Đối với những doanh nghiệp thuê đơn vị cung cấp suất ăn thì giá trị thấp nhất từ 25.000 đồng/suất/trở lên.

Địa bàn thuộc vùng III, vùng IV (theo vùng xác định lương tối thiểu): Từ 18.000 đồng/suất trở lên. Đối với những doanh nghiệp thuê đơn vị cung cấp suất ăn thì giá trị thấp nhất từ 22.000 đồng/suất trở lên.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong công tác theo dõi, giám sát, phân tích, khai thác thông tin và nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người lao động về bữa ăn ca.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Tuấn, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa), toàn tỉnh hiện có hơn 700 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Thực hiện Kết luận số 03/KL-BCH của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt triển khai xuống các công đoàn cấp trên cơ sở, đưa xuống CĐCS. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp lấy lý do phải đầu tư cho chi phí phòng, chống dịch nên chủ yếu tập trung vào nâng mức lương cơ bản cho người lao động. LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp Công đoàn, nhất là CĐCS tổng hợp đề xuất NSDLĐ các chế độ phúc lợi cho người lao động. Trong quá trình đối thoại với NSDLĐ về thực hiện tăng thời giờ làm thêm của người lao động như Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, Công đoàn chú trọng đưa nội dung tăng giá trị bữa ăn ca cho người lao động vào thương lượng.

Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2022 Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2022

Ngày 28/3, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải đã ký ban hành Hướng dẫn số 53/HD-TLĐ về thực hiện ...

Cam kết cùng nhau biến ý tưởng sáng kiến thành hiện thực Cam kết cùng nhau biến ý tưởng sáng kiến thành hiện thực

Chiều 25/3, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy ChingLuh Việt Nam (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã tổ chức lễ ký kết ...

Tạo đột phá về cơ chế, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội Tạo đột phá về cơ chế, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội

Sáng ngày 19/3, tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành và động thổ các dự án nhà ở xã ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023 Infographic

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022.
Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Chính sách mới -

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Người lao động ở Hà Nội bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ mức từ 700 nghìn đến 3 triệu đồng.

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Chính sách mới -

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692), trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Công đoàn -

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Chính sách mới -

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết và đảm bảo trả lương, thưởng cuối năm cho người lao động (NLĐ).

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Chính sách mới -

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thu nhập đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Chính sách mới -

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc lộ những điểm bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.