Cô giáo vùng đất đỏ vươn lên từ khó khăn
Vòng tay Công đoàn - 30/07/2021 17:37 Lê Thị Kim Quyên
Ngày hội thể thao: Khi mỗi đoàn viên được chăm sóc "khu vườn tâm hồn" Cậu bé Sùng Mí Dìa và hành trình đi tìm ánh sáng Nơi gieo mầm yêu thương |
Chị Nguyễn Thị Kiều (thứ hai, từ phải) và các đồng nghiệp tại Trường Mầm non Liên Cơ. |
Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng:
“Chúc em cô giáo mầm non, chưa chồng mà đã có con đầy đàn.
Cố lên – giữ vẻ dịu dàng, đàn con yêu quý vẻ vang tiên rồng.
Cố lên – có một sắc hồng, bay lên cao vút mặn nồng tình thương.
Mai sau con lớn vấn vương, nhớ về người mẹ muôn vàn mến yêu…”
Nghe đến đây thì trong tôi lại dâng trào một cảm xúc khó tả về nghề giáo viên mầm non - nghề đặc biệt trong ngành Giáo dục. Tôi nhớ rất rõ ngày tôi được nhận quyết định về dạy ở đơn vị hiện nay, tôi đã gặp được chị Nguyễn Thị Kiều - một người con của vùng đất đỏ bazan (Đắk Lắk).
Ngày mới gặp nhau chúng tôi ít nói chuyện nhưng khi đã dần quen nhau thì rất vui vẻ, năng nổ và hòa nhập rất nhanh. Trong nhóm 5 người về Trường Mầm non Liên Cơ (ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) thời điểm ấy, chị là người lớn tuổi nhất.
Chị kể, chị sinh ra ở Huế, vì cuộc sống khó khăn nên gia đình chuyển vào Đắk Lắk sinh sống. Nhưng cuộc sống tại đây cũng không mấy khá giả. Chị lớn lên ở vùng đất đỏ đầy nắng gió nên tính cách mạnh mẽ.
Mặc dù cuộc sống khó khăn, chị vẫn có ước mơ cháy bỏng được trở thành cô giáo mầm non. Chị từng kể với tôi rằng từ nhỏ chị đã thích được làm cô giáo, ê a từng chữ, từng lời cho mấy bạn nhỏ, điều đó làm chị rất vui.
Tôi cũng đã hỏi chị: “Sao chị phải vào tận đất Tây Ninh này dạy, xa nhà, xa quê chị không nhớ hả?”
Chị nói: “Ngoài đó khó xin việc làm lắm em, với chị cũng có ông anh ở đây nên chị cũng ráng kìm lòng mà vào đây chứ ai mà không nhớ nhà, nhớ quê hả em?”.
Ngày cưới chị, dù rất muốn nhưng trường tôi không thể tham dự vì lý do dịch bệnh. Chúng tôi chúc phúc cho chị qua những dòng tin nhắn. Sau đó, hai vợ chồng chị lại khăn gói vào Tây Ninh, sống trong căn nhà trọ.
Gia đình của chị Kiều. |
Năm 2020, vợ chồng chị đón chào cậu con trai đầu lòng kháu khỉnh và đáng yêu. Chị là một người vợ, người mẹ rất giỏi giang. Không những giỏi việc nhà mà chị còn năng nổ trong các hoạt động: Từ các hoạt động công đoàn của nhà trường đến những hoạt động khác của địa phương như hỗ trợ làm đường, thu dọn rác,... Chị luôn đi đầu trong công tác của đoàn, của khối lớp.
Biết được hoàn cảnh của chị rất khó khăn nên mỗi khi có chương trình dành cho giáo viên vượt khó thì cô hiệu trưởng đều dành suất quà đó cho chị. Bên cạnh đó, các chị em đồng nghiệp và công đoàn nhà trường cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị công tác, giúp đỡ chị vượt qua khó khăn thông qua những phần quà thiết thực. Chị luôn là một giáo viên được phụ huynh tin tưởng, chị em đồng nghiệp thương yêu và đặc biệt là luôn được học trò quý trọng.
Chị Kiều nhận quà hỗ trợ |
Hiện tại, gia đình chị đã ổn định hơn về kinh tế. Hai vợ chồng đã thuê được một ngôi nhà nhỏ khang trang hơn. Chị an tâm công tác và hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân.
Mong rằng chị luôn luôn nở nụ cười trên con đường mà chị đang đi. Trong sâu thẳm trái tim, tôi thầm chúc cho chị ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc.
Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ... |
Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ... |
Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?