Chuyện của tôi
Vòng tay Công đoàn - 19/09/2022 16:07 LÝ THỊ HIỀN
Không chỉ là may mắn
Tôi tốt nghiệp đại học rồi xin về dạy hợp đồng tại Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt. Chỉ là giáo viên hợp đồng nhưng tôi luôn được Ban Chấp hành Công đoàn đặc biệt quan tâm. Được hai năm thì tỉnh có đợt thi tuyển viên chức. Thấy số lượng tuyển dụng ít, tôi gần như không có hi vọng gì. Ban Chấp hành Công đoàn trường đã động viên tôi tự tin, cố gắng dự tuyển; đồng thời, đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một số buổi dự giờ để các thầy cô nhiều kinh nghiệm góp ý, hướng dẫn tôi và một đồng nghiệp về phương pháp đứng lớp, cách truyền đạt kiến thức, tổ chức giờ dạy sao cho hiệu quả.
Cô giáo Lý Thị Hiền. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Kết quả hơn cả những gì chúng tôi mơ ước. Cả hai chúng tôi đều thi đậu với điểm số cao và được phân công công tác tại trường. Thành quả ngọt ngào ấy có công rất lớn của các thầy cô trong Ban Chấp hành Công đoàn trường.
Rồi tôi lấy chồng, sinh liền hai đứa con, một trai một gái. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vì tôi mới ra trường, chuyên môn chưa vững, lại con nhỏ nhưng tôi luôn được nhà trường, công đoàn tạo mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Thế nhưng khi cậu con trai vừa được ba tháng, tôi thấy tổ ấm của mình bắt đầu chênh chao. Tôi hay bị chồng cáu, lạnh nhạt mà không hiểu lý do. Sau cùng tôi mới biết bố của con mình đã có người phụ nữ khác...
Vượt qua nỗi đau
Gia đình tan vỡ. Hai mươi bảy tuổi, tôi gạt nước mắt, ôm hai đứa con, tay trắng bước ra khỏi nhà. Ba mẹ con tôi mượn căn nhà nhỏ của chị gái, ở gần mẹ, gần anh chị, và nhất là gần trường. Một mình, không nhà cửa, phải nuôi hai đứa con thơ. Tôi lo sợ đến tê dại cả người...
Chán chường, tôi chỉ biết ôm con, nhìn tờ quyết định ly hôn mà khóc. Những ngày này, cô Phạm Thị Thu Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn trường thường xuyên tới thăm, động viên tôi. Cô bảo: “Không được buông xuôi em nhé. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đó. Em phải lo sức khỏe mình trước, mình khỏe thì mới chăm con được. Em còn có công việc, có đồng nghiệp và công đoàn đùm bọc. Hãy tin khó khăn rồi sẽ qua đi”.
Cô Thủy và Ban Chấp hành Công đoàn còn đề xuất với Ban Giám hiệu phân công công việc thuận tiện cho tôi, để tôi vừa chăm được con, vừa hoàn thành tốt công việc. Các thầy cô, anh chị đồng nghiệp, đoàn viên công đoàn cũng luôn đến nhà thăm hỏi, động viên, giúp đỡ tôi các công việc cần thiết. Mỗi khi ngành, cơ quan có chính sách hỗ trợ, bao giờ tôi cũng được mọi người ưu ái. Dù không dễ nguôi ngoai, song tôi cũng quen dần với việc mình phải tự chèo chống nuôi con một mình.
Cô giáo Hiền cùng công đoàn trường thăm, tặng quà trẻ em nghèo. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Để tôi bớt suy nghĩ, dày vò, cô Thủy và Ban Chấp hành Công đoàn trường cũng hay rủ tôi đi vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn. Gặp những cảnh đời bất hạnh, tôi mới thấm, ngoài kia còn nhiều lắm những người khó khăn hơn mình; tôi không thể cứ ôm mãi nỗi đau riêng. Từ đó tôi luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hai năm học liên tiếp vừa qua tôi đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Được chắp cánh vươn lên
Một hôm, thầy Trần Hoàng Nam, Hiệu trưởng nhà trường và cô Thủy thông báo: “Hiện tỉnh nhà có chính sách hỗ trợ học phí cho giáo viên theo học chương trình thạc sĩ. Ai có nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì đăng ký theo học, nhà trường và công đoàn sẽ linh động thời gian để các thầy cô có thể vừa học vừa công tác thuận lợi”.
Tôi nghe thế mà chạnh lòng. Hoàn cảnh của tôi sao mà mơ đi học? Đang vẩn vơ thì cô Thủy - vẫn là cô Thủy, người cán bộ công đoàn của tôi như bao lần khác - lại gần, bảo: “Em đăng ký học đi. Cô thấy em học được đó. Bên cạnh còn có ba mẹ, anh chị em, có cô và công đoàn. Việc trường thì cô và Ban Chấp hành Công đoàn sẽ đề xuất với Ban giám hiệu thu xếp phù hợp cho em”. Anh Nguyễn Trọng Duy, Phó Chủ tịch công đoàn cũng đến nói một câu chắc nịch: “Cô Thủy nói đúng đấy. Cố gắng lên em!”.
Tôi về bàn với ba mẹ, anh chị tôi, tất cả đều ủng hộ. Thế là tôi đăng ký thi tuyển và đang theo học Thạc sĩ Khoa học máy tính khóa 2021-2023. Sự thật là tôi gặp rất nhiều khó khăn và phải vượt qua nó từng ngày. Song, hiện tôi đã bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp... Nghĩ đến việc sắp hoàn thành xong chương trình thạc sĩ, lòng tôi vui lắm.
Cô giáo Hiền thăm và thay mặt nhà hảo tâm tặng quà trẻ em khuyết tật. Ảnh: Tác giả cung cấp. |
Ôm hai đứa con thơ vào lòng, tôi thấy đất trời thật bình yên. Tôi biết ơn thật nhiều tổ chức Công đoàn, Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô và anh chị em đồng nghiệp Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt. Đặc biệt là cảm ơn cô giáo của tôi, cô Phạm Thị Thu Thủy - người vừa là cô giáo, vừa là đồng nghiệp, vừa là ân nhân - đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi, nhất là những thời điểm tôi ngã lòng nhất để có được ngày hôm nay.
Tôi tin dù cuộc sống có thế nào, khó khăn đến đâu, nếu được ở trong một tập thể giàu nhân ái, được tổ chức Công đoàn chở che, thì mọi thứ sẽ được giải quyết. Chính cuộc sống của tôi, hoàn cảnh của tôi là một ví dụ...
Ngôi nhà thứ hai của tôi Mỗi ngày mai thức dậy, tôi lại mỉm cười hạnh phúc vì mình được đến trường, được cống hiến, và tiếp tục nhận được sự ... |
Lời cảm ơn từ trái tim 5 năm qua, hình ảnh chị Lê Thị Nga đã trở nên quen thuộc tại Nhà ăn của Phân xưởng Phục vụ đời sống, Công ... |
Hạnh phúc đơm hoa kết trái từ vòng tay công đoàn Hai con người từ xa lạ, được kết nối nhau qua những hoạt động công đoàn; để rồi một tình yêu đôi lứa gắn kết, ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 30/09/2024 20:00
Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"
“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Vòng tay Công đoàn - 12/08/2024 18:25
Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ
Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vòng tay Công đoàn - 14/05/2024 14:48
Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt
Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.
Công đoàn - 25/12/2023 12:07
Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”
Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).
Vòng tay Công đoàn - 08/11/2023 16:15
Một nhà giáo có tấm lòng vàng
Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?