Chuyện cô giáo Thắm - một cổ tích có hậu thời nay
Văn hóa - Xã hội - 13/06/2023 20:48 MỸ ANH
Cụ thể, vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã chỉ đạo huyện Đông Sơn cùng Sở Nội vụ tuyển dụng đặc cách và bố trí công tác với cô giáo Lê Thị Thắm. Cô sẽ vào ngành Giáo dục huyện Đông Sơn trong năm học 2023-2024 tới.
Quay lại với câu chuyện của Thắm, ngày Thắm chào đời, khi mẹ cô hỏi "Con tôi đâu?" thì căn phòng im lặng. Ngay từ khi sinh ra, Thắm đã thiếu hai cánh tay. Lớn lên, Thắm sinh hoạt bằng đôi chân. Cô bé ngày ấy có thể thêu thùa bằng chân, rồi đến trường, học chữ. Cô viết cũng bằng chân.
Đôi chân Thắm đã viết nên câu chuyện cổ tích diệu kỳ khi cô tiếp tục xin bố mẹ cho đi thi đại học. Nhà Thắm nghèo, nuôi con ốm đau cũng là ý chí mãnh liệt của bố mẹ. Con đi học, biết chữ được như chúng bạn đã khiến bố mẹ Thắm quá đỗi mừng. Đến khi con mong vào đại học, họ vừa thương con vừa lo cho con.
Bước ngoặt xảy đến khi mẹ Thắm gõ cửa phòng riêng PGS.TS Nguyễn Mạnh An, khi ấy là Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức. Câu hỏi ngắn gọn: “Như thế, cháu có thi được không thầy?”. Và cuộc gặp đó đã mãi mãi thay đổi cuộc đời Thắm cũng là bước ngoặt trong câu chuyện kỳ diệu mà em đang viết nên.
Thắm vào trường Đại học Hồng Đức học ngành Sư phạm. Thầy An có chia sẻ câu chuyện của Thắm với TS Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Vì lòng cảm phục, ông Lợi viết một lá thư tới Thắm. Trong thư, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội cam kết, mỗi tháng sẽ tài trợ học bổng trị giá 2 triệu đồng. Số tiền này sẽ trích từ tiền lương của TS Lợi.
Chưa hết, PGS.TS Nguyễn Mạnh An còn bố trí để mẹ Thắm làm lao công ở trường để gia đình có thêm thu nhập. Đồng thời, mẹ Thắm cũng được nghỉ tại ký túc xá trường để tiện chăm sóc con cho tới lúc tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng cử nhân sư phạm Tiếng Anh, Thắm dạy ở nhà. Đồng thời, em vẫn không thôi mơ ước được đứng trên bục giảng để dạy các em học sinh. Và quyết định của Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cách đây vài ngày đã hoàn tất câu chuyện cổ tích mang tên Lê Thị Thắm.
Câu chuyện của Thắm có vài chi tiết đáng chú ý. Đó là tình thương con vô bờ bến của mẹ Thắm. Tình thương đó lớn tới độ, người nông dân chân lấm tay bùn không ngại gõ cửa phòng hiệu trưởng của một trường đại học chỉ để hỏi một câu. Và câu hỏi đó là bước ngoặt của toàn bộ câu chuyện.
Ngoài ra, chi tiết những người thầy, những nhà quản lý đã động lòng trắc ẩn khi nghe câu chuyện của Thắm. Họ đã tạo điều kiện cho em, sẵn sàng dùng đồng lương của mình để cùng em thực hiện ước mơ. Lòng trắc ẩn, tình thương yêu từ những “người lạ” ấy khiến câu chuyện trở nên nhiệm màu.
Nghị lực của Thắm là không bút mực nào tả xiết. Và nghị lực ấy đủ mạnh để biến những điều không thể thành có thể. Tất cả thế giới xung quanh cô đều bị ý chí và hành động của cô gái bé nhỏ thuyết phục. Ngoại cảnh, từ việc là trở lực đã trở thành những trợ lực để Thắm được đứng trên bục giảng, dạy các em học sinh.
Và ngành Giáo dục cần những câu chuyện như thế, cần những cô giáo như Thắm. Đó là những tấm gương sinh động về ý chí và sức mạnh của con người trước những khó khăn, nghịch cảnh của thân phận. Học sinh cô Thắm chắc chắn là may mắn. Bởi ngoài kiến thức, các em còn thấy được một nguồn năng lượng sống vĩ đại cùng những tình thương vô bờ bến của xã hội với những người có xuất phát điểm thiệt thòi.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 05/12/2024 19:28
Đại lễ 80 năm, vắng bóng các anh
Vụ việc xảy ra vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 02/12/2024. Theo thống kê từ quân đội, đã có 12 quân nhân tử vong và mất tích do một khối thuốc nổ đã phát nổ trong quá trình vận chuyển ra thao trường, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.