Câu chuyện giấu bằng đại học xin việc sau dịch
Người lao động - 17/07/2020 10:17 Xuân Hậu
Thông tin tuyển dụng tại Trung tâm tìm kiếm việc làm Đà Nẵng. |
“Không nghĩ phải đến mức này”
Dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam, nhiều người lao động đã quay trở lại với công việc của mình và cuộc sống dần ổn định như thời điểm trước dịch. Thế nhưng, với những lao động làm việc trong ngành Du lịch như chị T. thì hành trình tìm việc mới chỉ bắt đầu.
Là mẹ có con nhỏ, với chị T. bây giờ việc đong đầy bình sữa cho con là điều mà người mẹ trẻ này quan tâm nhất. Hơn nửa năm, cuộc sống của hai vợ chồng bị xáo trộn hoàn toàn vì dịch bệnh. Chị T. mất công việc mà bản thân yêu thích, công cuộc tìm việc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
“Vài công ty du lịch, lữ hành cũng đăng tuyển 1, 2 người nhưng người lao động ngành mình đang tìm việc nhiều nên cạnh tranh lắm. Hơn nữa, mình có con nhỏ nên các công ty cũng ngại, giờ chỉ cần có việc thôi, đi làm lo sữa cho thằng Bin (tên gọi ở nhà của con chị T.)”, chị T. tâm sự.
Chị T. tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Địa lý du lịch được 3 năm. Vừa ra trường, chị về làm việc tại một công ty lữ hành ở Đà Nẵng với đúng sở trường mà mình theo học trong 4 năm giảng đường. Vậy nhưng, chỉ hơn nửa năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cuộc sống của chị T. và gia đình bị xáo trộn.
“Vì khó khăn nên công ty hoạt động trở lại nhưng cũng cầm chừng, chỉ khoảng một nửa nhân viên được đi làm, số còn lại thì động viên là đến khi khôi phục hoàn toàn sẽ mời trở lại nhưng biết chờ đến bao giờ”, chị T. cho biết.
Cũng bởi không thể chờ đợi thêm, chị T. đã gửi đơn xin việc đến bất cứ công ty nào có tuyển dụng lao động mà chị nghĩ bản thân có thể làm được. Nhiều hồ sơ, chị T. nộp tuyển nhưng phải giấu bằng đại học đi vì công ty đăng tuyển lao động phổ thông.
“Chưa bao giờ nghĩ phải đến mức này. Khu công nghiệp Hòa Khánh nhiều công ty tuyển lao động phổ thông nên nộp hồ sơ phải giấu bằng đi. Bởi nhiều chỗ người ta thấy bằng đại học là biết mình làm tạm rồi sau này tìm việc khác, họ không tuyển, nhưng tình thế bây giờ mình phải tìm việc thôi. Nói là phổ thông nhưng yêu cầu về kinh nghiệm nên nộp cũng chưa thấy được tuyển”, chị T. tâm sự.
Người lao động phải giấu bằng đại học để tìm kiếm việc làm. |
Chỉ cần có việc
Theo thống kê thì tổng số lao động ngành Du lịch Đà Nẵng bị mất việc do dịch Covid-19 là hơn 23.000/35.000 lao động, chiếm tỷ lệ trên 71%. Trong đó, nhiều nhất là lao động khối lưu trú, dịch vụ, vận chuyển... với 18.000 người mất việc. Tiếp theo là hướng dẫn viên với 4.000 lao động và còn lại 1.000 lao động mất việc thuộc về khối lữ hành.
Với những lao động như chị T., việc ngồi kỳ vọng về thời điểm ngành Du lịch trở lại như trước dịch là rất xa và mục tiêu gần là chỉ cần có một công việc để trang trải cuộc sống.
“Trước đây khi ra trường, làm đúng ngành nghề mình học nên không gặp trở ngại gì. Bản thân luôn cảm thấy may mắn vì không uổng phí tấm bằng đại học. Giờ thì thất nghiệp rồi, không nghĩ nhiều nữa, buồn hay tiếc nuối gì đều phải gạt qua hết. Chỉ cần có việc để xoay xở thời điểm hiện tại, sau này mọi thứ tốt hơn thì quay lại với ngành nghề của mình”, chị T. cho biết.
Không chỉ chị T. nhiều người lao động khác cũng chọn việc kinh doanh online làm cứu cánh trong thời điểm khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt thuận lợi trong việc kinh doanh online. Chị Nguyễn Thị Bình (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chia sẻ: “Dịch thất nghiệp, thấy mọi người kinh doanh thì mình cũng kinh doanh. Từ áo quần đến mỹ phẩm, rồi đồ ăn vặt,… mình bán hết nhưng lỗ nhiều quá nên lại thôi. Xưa giờ không quen buôn bán mà thất nghiệp mới nghĩ ra việc làm này”.
Được biết, UBND Đà Nẵng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du lịch của thành phố. Bên cạnh việc miễn phí hàng loạt các điểm tham quan du lịch, thành phố còn chú trọng phát triển du lịch đêm và nhiều chương trình thu hút khách như: “Đà Nẵng tri ân - Danang Thank you 2020”,… Đây là những tín hiệu tốt cho ngành Du lịch thành phố nói chung và người lao động nói riêng. Vậy nhưng, vẫn còn chặng đường dài khó khăn phải đối mặt để cuộc sống trở lại như thời điểm trước dịch.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 17/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 13,9 triệu, gần 592 ... |
13 giờ, gần 100 chuyên gia và ca mổ thay đổi số phận Sau 13 giờ đồng hồ với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, y bác sĩ, ca mổ tách hai bé Trúc Nhi – ... |
"Ở Việt Nam gọi là gió Lào thì ở Lào gọi là gió gì?" Gió phơn Tây Nam thổi sang nước ta từ phía Lào gọi là gió Lào. Cái tên gió có thể thú vị nhưng công nhân, ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…