BS91: Dù không cầm súng nhưng “trận chiến” này nhất định phải thắng
Đời sống - 10/08/2020 10:04 PV
Bác sĩ Trần Thanh Linh - Ảnh Lê Bảo |
Chưa “trận chiến” nào cam go như này
Được tăng cường chi viện cho Đà Nẵng ngay từ ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát ở đây, từ đó đến nay Bác sĩ Trần Thanh Linh cùng nhiều thầy thuốc luôn túc trực ngày đêm để chữa trị, cấp cứu, hồi sức cho những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Ban ngày anh thường xuyên có mặt tại bệnh viện để chữa trị cho các ca bệnh, còn ban đêm có lần Bác sĩ Linh đã vội vã rời khách sạn lúc 2h sáng để đi cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Thanh Linh đã trải qua nhiều “trận chiến”, mà tiêu biểu là việc cấp cứu các nạn nhân trong vụ sập cầu Cần Thơ làm chết hơn 50 người, nhưng “trận chiến” COVID-19 tại Đà Nẵng cam go hơn nhiều.
Bác sĩ Linh cũng tâm sự, đối với những nhân viên y tế, những người trực tiếp làm cấp cứu thì động cơ lao vào “trận chiến” là nhiệt huyết, là tinh thần trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc.
Dù không trực tiếp cầm súng nhưng nhất định phải chiến thắng trận chiến này - Ảnh Lê Bảo |
“Trong “cuộc chiến” này, chưa biết đến thời điểm nào mới có thể khống chế hoàn toàn tại Đà Nẵng. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã dự đoán, trong 10 ngày có thể sẽ là đỉnh dịch. Chúng tôi khi lên đường ít ai đặt ra mốc thời gian trở về mà chỉ tâm niệm hai điều: gia đình và nhất định sẽ quay trở về” – bác sĩ Linh tâm sự.
“Bác sĩ 91” tin rằng bằng sự nỗ lực cố gắng hết mình của đội ngũ thầy thuốc đang xả thân nơi đây, chắc chắn sẽ có một ngày họ chế ngự được COVID-19 và sẽ giành chiến thắng.
“Có thể tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi chấp nhận hy sinh một chút, nhưng sẽ giải quyết được rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân, cho cả cộng đồng và xã hội. Nếu tất cả đều cố gắng để dập tắt dịch thì chắc chắn những nỗ lực của chúng ta sẽ được đền đáp”, bác sĩ Linh nói.
Còn rất nhiều người phía sau lưng
Bác sĩ Linh vẫn nhớ cuộc tiễn nho nhỏ mà Ban Giám đốc và đồng nghiệp Bệnh viện Chợ Rẫy dành cho ekip đầu tiên bao gồm 3 bác sĩ được cử chi viện cho Đà Nẵng. Không khí ấy giống như những người lính sắp lên đường hành quân.
“Chúng tôi vẫn động viên nhau thế này, cứ cố gắng làm đúng quy trình về phòng hộ, nguyên tắc lúc thực thi nhiệm vụ và quan trọng nhất là phía sau mình còn rất nhiều người. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban Giám đốc hay các phòng ban tới nhà động viên gia đình vợ con, nên chúng tôi cũng cảm thấy rất ấm lòng”, Bác sĩ Linh nói.
Cuộc chiến chống Covid-19 sẽ còn dài và còn rất nhiều người đang đợi ở phía sau - Ảnh Tuấn Dũng |
Cũng theo bác sĩ Linh, các anh em thầy thuốc tăng cường cho Đà Nẵng đều xem như anh em một nhà, đã ra “chiến trường” thì luôn giữ mình lúc nào cũng vô tư, thoải mái.
“Mỗi sáng sớm nếu có thời gian anh em vẫn có thể cùng chạy bộ chút xíu để giảm stress, căng thẳng rồi lại lên đường. Trong quá trình làm việc chúng tôi cùng hỗ trợ, nương tựa vào nhau cùng vượt qua khó khăn. Dù ở xa nhưng nếu ở gia đình có khó khăn về mặt tinh thần, vật chất hay bất cứ điều gì thì đồng nghiệp, bạn bè trong TP Hồ Chí Minh đều hỗ trợ. Mỗi ngày anh em chúng tôi đều nhận được cuộc gọi, tin nhắn của bạn bè, người thân động viên, đó là những điều chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng khi đang trên trận tuyến”, Bác sĩ Trần Thanh Linh tâm sự.
Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy còn chia sẻ, những người thân ruột thịt của anh đều biết công việc của anh, nên thường xuyên nhắn tin động viên, hỏi thăm, còn gọi điện thì chỉ tới đêm họ mới gọi bởi biết rõ đó là lúc anh mới có thể rảnh rang trò chuyện.
Bác sĩ Linh cũng không giấu được xúc động: “Gia đình chúng tôi cũng xác định là mình đi hết dịch, tức phải thắng trong “trận chiến” này mới quay trở về. Người Việt mình có điểm rất hay là sống rất tình cảm. Xung quanh gia đình có bạn bè, người thân, tình làng nghĩa xóm… tạo nên sự gắn kết, nên dù có ở xa hay gần tôi đều cảm thấy ấm lòng”.
Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng Sáng 9/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố ... |
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: "Giữ bằng được sự an toàn cho Thủ đô" “Ngay từ khi dịch bắt đầu giai đoạn mới, xác định Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao nên quan điểm của Trung ... |
Nhóm chuyên gia xét nghiệm từ Đà Nẵng sẽ lui về hỗ trợ Hà Nội Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: "Bộ đảm bảo đủ sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 của ... |
Tuổi trẻ y khoa xông pha nơi tuyến đầu chống dịch Gần 10 ngày tham gia công tác truy vết Covid – 19, Như và Cơ – sinh viên năm 2 Trường ĐH Kỹ thuật Y ... |
Hà Nội ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 sau 11 ngày đi du lịch từ Đà Nẵng về Một người phụ nữ ở huyện Phúc Thọ vừa được CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2 sau 11 ngày ... |
CDC Hà Nội Trắng đêm truy tìm người tiếp xúc với bệnh nhân 714 Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết lực lượng y tế các xã, phường được huy động để rà soát toàn bộ người tiếp ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025