“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên

Pháp luật lao động - Nhóm Phóng viên.

Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.

Cuộc khảo sát 500 công nhân lao động

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước có khoảng hơn 4,15 triệu lao động trực tiếp. Thông thường việc trả lương của chủ sử dụng lao động cho công nhân, người lao động là qua ngân hàng.

Hàng triệu tài khoản ngân hàng đã được mở. Thẻ ATM là một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay với công nhân, người lao động.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Công nhân tham gia cuộc khảo sát thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng do Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện. Ảnh: NVCC

Vậy có bao nhiêu trong số 4,15 triệu người lao động nói trên có 1 thẻ ATM trở lên không dùng, nhưng họ vẫn phải trả phí? Để tìm hiểu câu chuyện này, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thực hiện cuộc khảo sát thực trạng dùng thẻ ngân hàng, thẻ ATM đối với 500 công nhân, người lao động đang làm việc tại các 22 công ty tại các tỉnh, thành phố tập trung nhiều công nhân, khu công nghiệp như: Bình Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bình Phước, Hậu Giang, Đà Nẵng...

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Công nhân rút tiền, giao dịch qua quầy ATM ở Khu công nghiệp Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: N.Q.L

Kết quả: có 60,1% số công nhân dùng từ 2 thẻ ATM (loại thẻ ghi nợ nội địa - debit card, dùng rút tiền, giao dịch tự động) trở lên; 54,1% số công nhân có từ 1 thẻ ATM trở lên không thường xuyên sử dụng. Đặc biệt, có đến 50,5% số công nhân không biết thẻ không sử dụng vẫn bị trừ phí; trong khi đó số công nhân có 4 - 6 thẻ ATM là 4,6% và hầu hết số này thì chỉ dùng 1 – 2 thẻ, số còn lại gần như bỏ quên. Đáng chú ý, 38,3% công nhân ứng xử với những chiếc thẻ dư dùng là việc cất chúng đi hoặc không biết xử lý thế nào.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bên cạnh một vài ngân hàng miễn phí phí thường niên với thẻ ATM, hiện các ngân hàng vẫn thu phí thường niên với thẻ ATM, từ 50 - 60 nghìn đồng/năm/thẻ.

Như vậy, với những khách hàng có 3-4 thẻ không dùng, ít dùng thì mất 200 – 300 ngàn đồng/thẻ mỗi năm (đối với loại thẻ ghi nợ nội địa - debit card, loại thẻ công nhân thường dùng rút tiền lương). Nhiều năm cộng lại thì khách hàng phải “gánh” một khoản phí tiền triệu, trong khi họ cứ ngỡ những chiếc thẻ ấy sẽ “ngủ yên”.

Đấy là chưa nói nếu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng (credit card), tức “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thì các khoản phí, mức phí thường niên còn lớn hơn gấp nhiều lần với loại thẻ debit card.

Những đề xuất hợp lý của công nhân

Là người có 3 thẻ ATM nhưng có 1 thẻ dư dùng, anh Nguyễn Hữu Minh - công nhân Công ty CP Đầu tư Thái Bình (TP. Dĩ An, Bình Dương) đề nghị ngân hàng “nên tự hủy thẻ” khi khách hàng không sử dụng. Một đồng nghiệp của anh Minh - chị Nguyễn Khánh Linh có 3 thẻ ATM nhưng dùng 2 thẻ, 1 thẻ “vứt ở nhà”.

Chị Linh cũng đề nghị ngân hàng có giải pháp thẻ không sử dụng thì “hết hạn thẻ tự hủy”. Trong khi đó chị Trương Thị Thùy Trang kiến nghị ngân hàng “nếu thẻ không sử dụng sẽ tiến hành hủy thẻ khi tròn 1 năm”.

Là người có 2/4 thẻ ATM không sử dụng thường xuyên, anh Trần Công Chánh - Công ty CP Đầu tư Thái Bình đề nghị “nên miễn phí chi phí quản lý nếu trong tháng thẻ đó không phát sinh giao dịch”, hoặc ngân hàng “khóa thẻ sau 3 tháng không phát sinh giao dịch”...

Những kiến nghị này cũng được bày tỏ ở nhiều công nhân ở doanh nghiệp khác là Công ty Hài Mỹ, TP. Bình Dương. Chị Nguyễn Thị Thu Hương, công nhân công ty này đề nghị: “Những thẻ không sử dụng đề nghị không thu phí thường niên”.

Tóm lại cuộc khảo sát cho thấy có 51,4% ý kiến bày tỏ mong muốn ngân hàng không thu phí dịch vụ với thẻ không sử dụng, 33% ý kiến mong muốn nếu thẻ không hoạt động trong một thời gian thì sẽ được ngân hàng tự động khóa.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Ý kiến của chị Phương, cũng là ý kiến của đông đảo công nhân tham gia cuộc khảo sát dùng thẻ ATM của Tạp chí Lao động và Cộng đoàn. Ảnh: Đ.T

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất, khi tổ chức phát hành thẻ các nhân viên ngân hàng nên tư vấn kỹ càng với khách hàng về quyền, trách nhiệm của họ khi sử dụng thẻ ATM nói riêng và các loại thẻ của ngân hàng nói chung; chủ thẻ được thông báo thu phí kể cả khi không đăng ký biến động số dư qua SMS.

“Các loại phí ngân hàng tính cho khách cần phải thanh toán phải gửi thông báo đến khách hàng thông qua tin nhắn, email để tránh trường hợp phát sinh phí cao mà khách hàng không nắm được đầy đủ, gây ảnh hưởng đến khách hàng. Đây cũng là mong muốn của nhiều người lao động khác trong công ty” - chị B. T. K. D., công nhân Công ty CTCP Thuỷ sản Minh Phú (Hậu Giang) đề xuất.

Thông thường thời hạn của mỗi thẻ ATM khoảng 4 - 5 năm, nhưng có ngân hàng hạn thẻ đến 8 năm. Chính vì vậy, nhiều chủ thẻ cứ nghĩ rằng thẻ không dùng sẽ được ngân hàng tự động khóa, trong khi họ lại bị trừ phí hoặc âm nợ, “treo” nợ.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Công nhân rút tiền tại cây ATM ở Thừa Thiên Huế. Ảnh: N.Q.L

Theo tìm hiểu của phóng viên, đối với Ngân hàng Quốc tế VIB, việc khóa thẻ ATM sẽ theo yêu cầu chủ thẻ; hoặc chủ thẻ không thanh toán phí duy trì thẻ theo quy định của VIB cũng bị khóa thẻ. VIB có quyền khóa thẻ mà không cần thông báo trước cho chủ thẻ. Thẻ ATM của VIB có thời hạn sử dụng 8 năm, nếu hết thời gian không gia hạn và đổi thẻ mới thì thẻ sẽ tự động khoá. Phí chậm thanh toán sẽ cộng dồn, khách hàng có nhu cầu sử dụng lại thẻ, hoặc mở thẻ mới của VIB phải thanh toán.

Còn với Ngân hàng Thương mại CP Phát triển TP Hồ Chí Minh - HDBank, loại thẻ HDBank MasterCard có mức phí thường niên là 220.000 đồng/năm/thẻ và nếu tài khoản đủ số dư, hệ thống sẽ thu tự động...

Một số ngân hàng khác cũng có cách thu phí tự động tương tự.

Đón đọc bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Trái tim người thầy Video

Cà phê tối: Trái tim người thầy

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Phóng sự điều tra -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ

Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Pháp luật lao động -

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết

Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền

Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.

Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa

Pháp luật lao động -

Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa

Luật Công đoàn cần quy định rõ, công đoàn là đại diện đương nhiên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước tòa mà không cần ủy quyền của từng người.

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Pháp luật lao động -

Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân

Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Pháp luật lao động -

Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?

Trường hợp ô tô bị hư hỏng do thiên tai bão lũ, bảo hiểm tự nguyện sẽ đền bù với tỷ lệ như thế nào? Chủ xe cần lưu ý những gì sau khi xe gặp sự cố?

Lệ phí trước bạ là gì?

Pháp luật lao động -

Lệ phí trước bạ là gì?

Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Sổ tay pháp luật -

Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?

Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Phóng sự điều tra -

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.