Xu hướng BHXH một lần của người lao động do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
An toàn, vệ sinh lao động - 11/09/2021 00:00 TS. Mai Thị Hường - TS. Hoàng Bích Hồng - Trường Đại học Lao động - Xã hội
Hội thảo khoa học BHXH một lần ở Việt Nam - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra (tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân). |
1. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến xu hướng hưởng BHXH một lần
Phần lớn các chương trình hưu trí đều cho phép người tham gia được nghỉ hưu sớm dựa trên nghề nghiệp, hồ sơ công vụ lâu dài hoặc sự lựa chọn của cá nhân (gọi chung là hành vi nghỉ hưu sớm). Thực tiễn cho thấy, nghỉ hưu sớm có liên quan đến việc chấp nhận lợi ích thấp hơn để cân bằng giữa giá trị hiện tại của các khoản trợ cấp hưu trí dự kiến với tổng các khoản đóng góp đã nộp.
Theo đó, hành vi nghỉ hưu sớm được thực hiện dưới hai hình thức phổ biến là trợ cấp định kỳ có giảm trừ nếu đảm bảo điều kiện nhất định của hệ thống hoặc rút khỏi hệ thống hoàn toàn dưới hình thức hưởng BHXH một lần. Trong đó, hành vi hưởng BHXH một lần không chỉ ảnh hưởng đến an ninh thu nhập của NLĐ trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống hưu trí.
1.1. Tác động của dịch bệnh đến hành vi tiết kiệm hưu trí
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động kinh doanh bị đóng cửa và suy thoái kinh tế tác động đến tiết kiệm hưu trí, các chương trình tiết kiệm hưu trí, các nhà cung cấp, cơ quan quản lý và giám sát, có khả năng dẫn đến thu nhập thấp hơn trong tương lai khi nghỉ hưu. Các tác động tiềm ẩn chính là: Sự sụt giảm giá trị tài sản trong tài khoản tiết kiệm hưu trí do thị trường tài chính đi xuống; sự gia tăng các khoản nợ do lãi suất giảm trong các thỏa thuận tiết kiệm hưu trí với các hứa hẹn về thu nhập hưu trí; khả năng đóng góp vào các kế hoạch tiết kiệm hưu trí của các cá nhân thấp hơn, khi họ thấy lương của họ bị giảm hoặc mất việc làm và các chủ lao động gặp khó khăn về tài chính; người tham gia bảo hiểm bị gián đoạn do làm việc từ xa; các cuộc tấn công mạng, gian lận và lừa đảo nhằm vào các cá nhân, cơ quan quản lý, giám sát và nhà cung cấp các chương trình tiết kiệm hưu trí; việc giảm tiết kiệm và lãi kép thu được do các biện pháp nhằm giảm nhẹ trong ngắn hạn có thể gây ra tác động tiêu cực lớn trong dài hạn, đặc biệt là đối với mức đủ thu nhập khi nghỉ hưu.
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên hướng dẫn người dân làm thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội. |
Theo đó, cuộc khủng hoảng hiện nay ảnh hưởng đến các chương trình hưu trí thông qua một số kênh cụ thể như: 1. Tăng khả năng các cá nhân rời khỏi thị trường lao động và yêu cầu trợ cấp lương hưu; 2. Thị trường lao động ảnh hưởng, việc ký HĐLĐ và lương thực tế trì trệ hoặc giảm sút có thể giảm căn cứ đóng hoặc không đảm bảo mức đóng theo quy định. Dẫn đến việc NLĐ có xu hướng rời khỏi hệ thống hưu trí sớm khi chưa đến tuổi nghỉ hưu.
1.2. Xu hướng hưởng BHXH một lần trong đại dịch Covid
Một trong những yếu tố chính được tìm thấy liên quan đến rút tiền trước hạn là do ảnh hưởng của các cú sốc tài chính hoặc cú sốc phi tài chính. Các cú sốc tài chính như thu nhập giảm, mất việc làm, chi phí y tế hoặc giảm số người có thu nhập tích cực trong gia đình liên quan đến rút tiền trước khi nghỉ hưu. Các cú sốc phi tài chính như ly hôn hoặc sinh con, cũng liên quan đến các quyết định tương tự. Các khoản rút tiền trước khi nghỉ hưu của các cá nhân có thể được giải thích một phần là do ảnh hưởng đến cuộc sống và hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng hành vi này là các nỗ lực của các hộ gia đình nhằm đối phó với nhu cầu tiêu dùng sau cú sốc.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm (giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%). Đáng lo ngại, trong 3 tháng đầu năm 2021, số lượng NLĐ nhận BHXH một lần tiếp tục tăng nhanh. Cụ thể: Cả nước có 226.503 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có số người hưởng BHXH một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng… Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ hưởng chế độ BHXH một lần là khá cao ở nhóm tuổi từ 55 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên ở cả khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Điều này có thể được lý giải là do sự tham gia BHXH bắt buộc muộn - xuất phát từ việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của chính sách đối với một số loại hình HĐLĐ và loại hình công việc mà trước đây không thuộc diện bao phủ của BHXH bắt buộc. Những NLĐ này thường có số năm tham gia BHXH thấp lại đến tuổi nghỉ hưu và không có khả năng tự đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng nên phải hưởng BHXH một lần.
Người dân huyện Phú Tân (An Giang) trao đổi những vấn đề thắc mắc liên quan thủ tục Bảo hiểm xã hội tại buổi đối thoại do Bảo hiểm xã hội An Giang tổ chức. |
Kết quả khảo sát do Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH thực hiện ở 4 địa phương gồm TP. Hà Nội, Bắc Giang, Long An và TP. Hồ Chí Minh với 209 người đã và đang làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần cho thấy, nhìn chung trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của những người hưởng chế độ BHXH một lần thấp, chủ yếu chưa hết PTTH và chưa qua đào tạo nghề. Bên cạnh đó, vẫn có những người có trình độ đại học đề nghị hưởng BHXH một lần sau khi bị mất việc làm.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch bệnh Covid-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc nên làm thủ tục đề nghị hưởng BHXH một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại. Một bộ phận nhỏ NLĐ vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”, chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng BHXH để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu.
2. Gợi ý chính sách
Xét từ góc độ tiêu chuẩn quốc tế, các công ước về An sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu) năm 1952 (C102) và Công ước về các chế độ Mất sức lao động, Hưu trí và Tử tuất năm 1967 (C128) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ tập trung yêu cầu các quốc gia thành viên “đảm bảo cho những người được bảo vệ” được hưởng chế độ hưu trí định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm) tùy theo số năm đóng góp hay làm việc hoặc thường trú của họ, mà không đề cập đến việc hưởng BHXH một lần - một hình thức hoàn toàn không phù hợp trong nỗ lực đảm bảo sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình để đương đầu với những khó khăn, cú sốc về kinh tế và xã hội dẫn đến mất hoặc làm giảm nghiêm trọng thu nhập do tuổi già.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum tuyên truyền cho người dân về các chính sách của Bảo hiểm xã hội. |
Đối với hệ thống BHXH, khi hưởng chế độ BHXH một lần nghĩa là NLĐ sẽ không được đảm bảo thu nhập khi về già. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH cũng vì thế sẽ bị thu hẹp ở cả khía cạnh số người tham gia và số người thụ hưởng. Từ đó, các nỗ lực mở rộng diện bao phủ và phát triển đối tượng tham gia BHXH của các bên liên quan sẽ bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn.
Nghiên cứu này đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần của NLĐ trong bối cảnh đại dịch bao gồm:
Sửa đổi các quy định về mặt pháp lý nhằm giảm bớt quy định về số năm đóng góp để người tham gia có thể được hưởng mức hưu trí hàng tháng thấp hơn hiện nay. Điều này sẽ khiến NLĐ nhận thấy cơ hội được hưởng hưu trí khi đến tuổi về hưu và có niềm tin vào hệ thống, từ đó nỗ lực theo đuổi quá trình đóng góp đảm bảo tự an sinh xã hội của mình.
Cần có chính sách hỗ trợ NLĐ đã và đang tham gia BHXH, cả bắt buộc và tự nguyện được vay từ khoản đã đóng góp BHXH của mình để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong những hoàn cảnh khó khăn như đại dịch Covid-19. Khi những nhu cầu này được giải quyết, NLĐ có thể sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, từ đó trở lại đóng góp và trả nợ cho hệ thống. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên và hệ thống.
Cần quy định điều kiện để hưởng chính sách BHXH một lần theo hướng khuyến khích NLĐ ở lại hệ thống lâu hơn với việc kéo dài hơn thời gian nghỉ việc có đơn hưởng chính sách BHXH một lần, từ đó thúc đẩy phát triển hệ thống hưu trí bền vững cũng như đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho NLĐ trong ngắn và dài hạn.
Người lao động làm thủ tục hưởng Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội TP. Hải Phòng. |
Tài liệu tham khảo:
- Argento Robert, Victoria L Bryant và John Sabelhaus (2015), Early withdrawals from retirement accounts during the Great Recession, Tạp chí Contemporary Economic Policy, Số 33(1),Trang: 1-16.
- Butrica Barbara A, Richard W Johnson và Karen E Smith (2012), Potential impacts of the Great Recession on future retirement incomes, Tạp chí Reshaping retirement security: lessons from the global financial crisis,Trang: 36-63.
- Feher Csaba và Ignatius de Bidegain (2020), Pension Schemes in the COVID-19 Crisis: Impacts and Policy Considerations, Tạp chí IMF. Fiscal Affairs. Website: enspecial-serieson-covid19pension-schemes-in-the-covid19-crisis-impactsand-policy-considerations. pdf.
- Jin Xiaotong, Yurou Zhao, Wei Song và Taiyang Zhao (2021), Save for Safe: Effect of COVID-19 Pandemic on Consumers' Saving and Spending Behavior in China, Tạp chí Frontiers in psychology, Số 12.
Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội Sắp bước qua tuổi 51, bà Ngô Thị Mỹ (trú tại thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) cho biết ... |
Thúc đẩy bình đẳng giới trong hệ thống BHXH, đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam Hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cần tăng cường tính đáp ứng giới để giảm thiểu những bất bình đẳng giới ... |
Lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chỉ cần tham gia BHXH bắt buộc là được xét hỗ trợ Theo bà Hồ Thị Kim Ngân – Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), việc quy định đối tượng người lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
- Hyundai Grand i10 sớm đạt vị trí bán chạy nhất phân khúc cỡ A dù mới qua 11 tháng
- Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?
- Sôi nổi Liên hoan tiếng hát người lao động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải